Mắt hôm nay

Cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ

Bộ Y tế vừa có văn bản khẩn gửi sở y tế các tỉnh,thành phố, các bệnh viện trực thuộc và y tế các bộ, ngành thực hiện việc phân luồng, cách ly người bệnh đau mắt đỏ.

Công văn của Bộ Y tế nêu rõ: Dịch bệnh đau mắt đỏ đã lây lan mạnh tại nhiều tỉnh, thành phố. Nếu ngành Y tế không tăng cường việc phòng chống bệnh dịch sẽ lây lan mạnh hơn, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sinh hoạt, học tập và lao động của người dân.

Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị khẩn trương chỉ đạo Trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe các tỉnh phối hợp với các cơ quan truyền thông địa phương tuyên truyền các biện pháp phòng chống bệnh đau mắt đỏ tại gia đình, nhà trẻ, trường học, cơ quan…

Để người dân nắm được kiến thức phòng bệnh, các nhân viên y tế cần hướng dẫn người dân đau mắt đỏ đeo khẩu trang, đeo kính, vệ sinh tay thường xuyên và hạn chế tiếp xúc với người khác tại bệnh viện, gia đình và cộng đồng.

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, đến ngày 22/9, trên toàn địa bàn thủ đô đã có gần 6.000 trường hợp mắc bệnh đau mắt đỏ.

Thống kê tại BV Mắt Trung ương cũng cho thấy, thời gian gần đây số lượng bệnh nhân đến khám vì đau mắt đỏ gần đây tăng mạnh, chiếm khoảng 25 - 40% tổng số bệnh nhân. Mỗi ngày, các bác sĩ của bệnh viện khám cho khoảng từ 1.000 - 1.500 bệnh nhân.

Đau mắt đỏ (hay còn gọi là viêm kết mạc) là tình trạng nhiễm trùng mắt, thường gặp do vi khuẩn hoặc virus gây ra hoặc do phản ứng dị ứng, với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt.

Bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt sau lan sang mắt bên kia. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch.

Bệnh đau mắt đỏ có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay, đặc biệt nước mắt người bệnh là nơi chứa rất nhiều virus.

Bệnh có thể lây lan do cầm, nắm, chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh như tay nắm cửa, nút bấm cầu thang, điện thoại; đồ vật, đồ dùng cá nhân của nguời bệnh như khăn mặt, chậu rửa mặt…; dùng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn mặt, gối; sử dụng nguồn nước bị nhiễm mầm bệnh như ao, hồ, bể bơi.

Đặc biệt, thói quen hay dụi mắt, sờ vào mũi, vào miệng cũng là một trong những nguyên nhân lây bệnh. Bệnh viện, công sở, lớp học, nơi làm việc, nơi công cộng, trên xe buýt, tàu hỏa, máy bay… những nơi có mật độ người đông, cự ly gần rất dễ lây bệnh.

Hiện nay vẫn chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu và những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh.

Để phòng tránh bệnh đau mắt đỏ hiệu quả, các chuyên gia y tế khuyến cáo, khi không có dịch, người dân thường xuyên đảm bảo vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch; dùng riêng khăn, gối, chậu rửa mặt; giặt sạch khăn mặt bằng xà phòng và nước sạch, phơi khăn ngoài nắng hằng ngày; đặc biệt không dùng tay dụi mắt.

Khi có dịch, cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch; không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng; không dùng  chung vật dụng cá nhân như: lọ Thu*c nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang…

Vệ sinh mắt, mũi, họng hằng ngày bằng các Thu*c nhỏ mắt, nhỏ mũi, nước súc họng thông thường.

Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh.

Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ.

Người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác; cần được nghỉ học/nghỉ làm để tránh lây nhiễm người xung quanh và lây lan cộng đồng.

Bệnh nhân dùng Thu*c theo đơn của thầy Thu*c; không tự ý mua Thu*c nhỏ mắt; không dùng Thu*c nhỏ mắt của người khác. Đặc biệt, không đắp các loại lá vào mắt như lá trầu, lá dâu...

Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt, cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Nếu bệnh không thuyên giảm sau vài ngày phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị đúng cách...

AloBacsi.vn
Theo Công an TPHCM
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/cach-phong-tranh-benh-dau-mat-do-n153793.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi năm nay 45 tuổi, từ trước tới giờ khỏe mạnh, không có bệnh gì. Vừa qua có đợt khám sức khỏe của cả khu mới phát hiện ra nhiều người bị nhiễm virut viêm gan C.
  • Nước vào tai là một trong những nguyên nhân gây viêm ống tai ngoài. Bệnh có thể phòng tránh từ những kỹ năng đơn giản.
  • Trong y học cổ truyền, đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp tính) là một bệnh thường gặp do dịch độc, nhiệt độc của thời tiết xâm nhập vào mắt gây nên.
  • Theo Đông y, hạ khô thảo vị đắng, cay, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh can hỏa, tán uất kết, tiêu ứ, sáng mắt.
  • Bố tôi bị sỏi mật đã mổ nhưng sỏi vẫn tái phát. Xin hỏi bác sĩ vì sao lại tái phát, cách phòng tránh bệnh sỏi mật như thế nào.
  • Với những người chưa bị mắc bệnh nên trang bị cho mình những kiến thức phòng tránh bệnh trước khi quá muộn.
  • Sỏi thận tiết niệu là bệnh lý rất thường gặp, là một hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi.
  • Theo Đông y, đau mắt đỏ chủ yếu do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên một diện rộng, hiệp với thấp nhiệt phối hợp với nhau mà gây bệnh. Biểu hiện của bệnh là lúc đầu thấy ngứa, cộm, chảy nước mắt, đây là lúc độc phong tà xâm nhập tại chỗ mà gây ra, sau đó nhanh chóng sưng là quá trình chính khí và tà khí giao tranh nên mắt đau, nhiều dử. Sau đây là một số bài Thu*c đơn giản trị bệnh này, bạn đọc có thể tham khảo áp dụng.
  • Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc cấp (nguyên nhân do virut là chủ yếu), có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, thường hay gặp vào mùa hè. Bệnh lây lan trong cộng đồng, tạo nên dịch viêm kết mạc cấp. Theo y học cổ truyền, đau mắt đỏ gọi là hồng nhãn, hỏa nhãn. Nguyên nhân do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên diện rộng hiệp với thấp nhiệt gây nên. Dưới đây là bài Thuốc theo từng thể bệnh.
  • Viêm kết mạc, (đau mắt đỏ), là bệnh lý thường gặp của mắt. Bệnh thường dễ lây lan và tạo thành dịch, nếu không được điều trị và phòng ngừa đúng cách.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY