Sức khỏe hôm nay

Cách xử lí khi trẻ bệnh viêm tai giữa kéo dài

Viêm tai giữa là bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh thường gây ra cảm giác khó chịu, bức bối cho trẻ. Vậy, khi bị viêm tai giữa thì các bậc cha mẹ nên chăm sóc bé yêu của mình như thế nào

- Giữ vệ sinh tai mũi họng cho trẻ.

- Làm khô tai trẻ bằng cách: không dùng tăm bông, dùng gạc khô, sạch cuộn lại thành hình “sâu kèn” đặt vào tai trẻ để thấm khô. Hoặc dùng máy sấy chế độ ấm sấy sau tai trẻ cho nhanh khô.

- Cho trẻ bú mẹ càng lâu càng tốt. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng số một cho trẻ, vừa đảm bảo an toàn, vừa giúp bổ sung, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

- Trẻ nhỏ đang trong thời gian tập ăn dặm thì không nên để trẻ nằm ăn, dễ khiến trẻ sặc, ho, thức ăn khi đó dễ tràn lên tai giữa gây viêm nhiễm.

Ảnh minh họa

- Khi trẻ bị nôn nên đặt trẻ nằm gối cao đầu, tránh để dịch nôn trào ngược vào tai.

- Trẻ bị sổ mũi, cảm lạnh, ho có đờm cần hỗ trợ điều trị dứt điểm, tránh để lâu dẫn đến viêm tai giữa. Việc bắt trẻ xì mũi là cách làm chưa khoa học, chỉ khiến dịch trong mũi lọt sau thêm vào ống Ottat (ống thông tai mũi họng), gây viêm tai. Nên dùng dụng cụ hút mũi hoặc đến cơ sở tai mũi họng để làm thực hiện.

- Khi thời tiết chuyển mùa, trời khô lạnh, các bậc cha mẹ nên giữ ấm tai mũi họng cho trẻ. Vệ sinh hằng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý 0.9%, lưu ý cần làm ấm dung dịch trước khi nhỏ vào mũi và cho trẻ súc miệng.

- Hạn chế tối đa việc trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá. Sức đề kháng còn yếu không đủ khả năng bảo vệ trẻ trước các tác nhân gây viêm tai mũi họng, nên tốt nhất là tránh xa các mối nguy hại đó.

- Phòng ở, khu vực chơi của trẻ cũng cần dọn dẹp sạch sẽ, thoáng mát, hạn chế sự lây lan của vi khuẩn. Trẻ và cha mẹ nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn. Dùng khẩu tranh sạch khi đi ra ngoài đường.

- Với nhóm trẻ đi mẫu giáo hoặc đi học, nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với trẻ bệnh hoặc người đang mắc bệnh về đường hô hấp trên.

Cách phòng bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

- Giữ ấm cho trẻ nhỏ, tránh để trẻ tiếp xúc với trẻ bị bệnh.

- Để trẻ tránh xa môi trường có khói thuốc lá hoặc bị ô nhiễm.

- Trong sữa mẹ có rất nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại bệnh tật, vì thế không nên cho trẻ cai sữa sớm, cho trẻ bú tới khi nào trẻ không bú nữa mới thôi, nếu không có điều kiện thì cần cho trẻ bú mẹ ít nhất là 6 tháng đầu.

- Đặt trẻ ngồi cao khi bú bình, không cho ngậm bình sữa khi ngủ để tránh sữa chảy vào tai.

- Cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ.

Ảnh minh họa

- Giữ vệ sinh cho trẻ nhất là bàn tay, mũi họng.

- Dùng tăm bông thấm sạch tai nếu tai trẻ bị dính nước, có thể dùng tăm bông thấm nước muối sinh lí vệ sinh tai, mũi cho trẻ, nhưng sau đó phải dùng tăm bông sạch thấm khô tai tránh việc tích tụ gây viêm nhiễm.

Trúc Đào

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình - NXB Y học

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/cach-xu-li-khi-tre-benh-viem-tai-giua-keo-dai-23239/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY