12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Cách xử lý chấn thương vùng đầu do té ngã thật nhanh và hiệu quả

Ngã là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây chấn thương sọ não (TBI) ở trẻ em và người lớn tuổi. Ngã cũng có thể dẫn đến tử vong do tai nạn, chấn thương vùng đầu không chủ ý, gãy xương và gãy xương hông.

Có nhiều người bị ngã mỗi ngày, nhưng không phải ai cũng đi khám. Té ngã là một hiện tượng phổ biến ở mọi người và đôi khi có thể dẫn đến chấn thương vùng đầu. Hơn nữa, bạn sẽ bị sốc khi biết rằng ngã một lần làm tăng khả năng bị ngã lần nữa. Vì vậy, điều quan trọng là phải kiểm soát và chăm sóc các chấn thương vùng đầu xảy ra do ngã.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến dễ bị ngã

Tình trạng suy nhược cơ thể, thiếu vitamin D, hạn chế khả năng đi lại hoặc giữ thăng bằng, sử dụng một số loại thuốc như thuốc an thần hoặc thuốc chống trầm cảm, suy giảm thị lực là một số yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến ngã.

Bên cạnh đó, các yếu tố nguy cơ khác cũng bao gồm, đi giày sai, đau chân, vấp ngã do bất cẩn hoặc thậm chí bước không đều, sàn nhà và bề mặt mấp mô, trơn trượt cũng có thể làm bạn ngã và khiến bạn dễ bị chấn thương vùng đầu.

Té ngã là một hiện tượng phổ biến ở mọi người và đôi khi có thể dẫn đến chấn thương vùng đầu - (Ảnh: Freepik).

Các triệu chứng của chấn thương đầu

Nếu bạn bị chấn thương đầu nhẹ, bạn có thể cảm thấy buồn nôn, bầm tím hoặc chảy máu, thậm chí cảm thấy chóng mặt. Một chấn thương đầu vừa phải có thể gây bất tỉnh trong một thời gian ngắn, nhức đầu, lú lẫn, vấn đề về trí nhớ tạm thời và nôn mửa.

Chấn thương nghiêm trọng ở đầu có thể dẫn đến chảy máu đầu nhiều, co giật, khó nói, vết bầm tím, máu hoặc chất lỏng chảy ra từ mũi hoặc tai, và thậm chí là các vấn đề về thị lực. Chấn thương đầu nhẹ có thể tự xử lý tại nhà nhưng mức độ trung bình đến nặng cần được can thiệp y tế kịp thời nếu không cũng có thể dẫn đến mất mạng.

Một số biện pháp kiểm soát chấn thương đầu do ngã

Dừng hoạt động: Bạn hãy ngừng hoạt động đang làm và nghỉ ngơi. Không nên làm bất cứ điều gì gây đau và nhức cho cơ thể.

Chườm đá: Chườm đá hoặc túi lạnh lên vùng bị ảnh hưởng để giảm đau, giảm viêm và sưng tấy. Tránh chườm đá lạnh trực tiếp lên da. Cho đá viên vào khăn rồi chườm lên đầu.

Quấn băng: Dùng băng thun quấn vào vùng bị đau để giảm sưng tấy. Lưu ý không quấn băng quá chặt.

Nâng cao đầu: Nâng khu vực bị chấn thương ở vị trí cao hơn tim để kiểm soát sưng và đau.

Bạn hãy ngừng hoạt động đang làm và nghỉ ngơi ngay sau khi té ngã có va chạm đến vùng đầu - (Ảnh: Freepik).

Biện pháp ngăn ngừa chấn thương đầu

- Đừng quên đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy vì nếu chẳng may bị ngã, bạn có thể bị thương ở đầu.

- Bạn phải đặt lan can ở cả hai bên cầu thang để tránh bị thương ở đầu.

- Thêm đèn sáng hơn ở nhà để giảm nguy cơ té ngã và chấn thương đầu.

- Thường xuyên đi kiểm tra mắt và tái khám định kỳ để tránh vấp ngã.

- Tập thể dục để chân chắc khỏe và tăng cường khả năng giữ thăng bằng.

- Khoảng thời gian bình lặng: Nạn nhân sau chấn thương đầu có thể cảm thấy ổn định trong một khoảng thời gian trước khi các dấu hiệu của chấn thương đầu xuất hiện.

Khoảng thời gian chưa xuất hiện triệu chứng này là khoảng thời gian bình lặng. Vì vậy, bạn phải thật cẩn thận và đề phòng chấn thương đầu từ mức độ trung bình đến nặng.

Té ngã nhiều khi chúng ta cứ chủ quan nghĩ đơn giản nhưng rồi hậu quả để lại lại nặng nề. Bởi vậy, khi ngã có va đập vùng đầu, chúng ta nên cẩn thận và có cách chăm só đúng để giảm thiểu nguy cơ và phục hồi nhanh chóng nhất.

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/cach-xu-ly-chan-thuong-vung-dau-do-te-nga-that-nhanh-va-hieu-qua-30558/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY