Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Cách xử trí chuột rút khi chơi thể thao

Chuột rút khi chơi thể thao là tình trạng co rút cơ đột ngột và gây đau khi đang vận động, kéo dài trong khoảng vài giây đến vài phút. Các vùng cơ thường bị chuột rút khi chơi thể thao là: cẳng chân, bắp đùi trước và sau, cơ bụng, bàn tay, bàn chân, lưng, cánh tay...

Nguyên nhân bị chuột rút khi chơi thể thao

- Nguyên nhân bị chuột rút khi chơi thể thao thường gặp nhất là do khởi động không kỹ trước khi tập luyện, khiến cơ dễ bị co rút. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể với những động tác ít được tập luyện;

- Vận động mạnh và quá sức làm ứ đọng axit lactic trong cơ, khiến cơ mau mệt và kích thích thần kinh tủy sống, gây co rút cơ liên tục;

- Chơi thể thao nhiều và liên tục, đặc biệt là khi chơi trong môi trường quá nóng, ra nhiều mồ hôi làm cơ thể bị mất nước và các chất điện giải như kali, magie, calci, muối,... gây ra hiện tượng chuột rút khi chơi thể thao.

- Cơ bắp không đủ mạnh và dẻo dai;

- Tuổi tác khiến cơ bị teo dần;

- Tập luyện quá sức;

- Chơi thể thao trong môi trường quá nóng.

Ảnh minh hoạ

Cách xử trí chuột rút khi chơi thể thao

- Dừng vận động ngay;

- Nếu đang chơi thể thao trong thời tiết nóng thì cần vào nghỉ ở khu vực thoáng mát;

- Nhẹ nhàng xoa bóp vùng cơ bị đau. Thực hiện động tác kéo giãn cơ bị rút và giữ ở tư thế đến khi hết bị co rút. Tránh làm những động tác gây đau và co rút cơ;

- Chườm nóng vùng cơ đang bị co rút trước, sau đó chườm lạnh vùng cơ đau;

- Uống bù nước và chất điện giải cho cơ thể;

- Nếu bị chuột rút khi chơi thể thao nhiều lần, hoặc bị chuột rút kéo dài, không cải thiện khi đã xử trí bằng các biện pháp trên, nên gọi cấp cứu hoặc đến khám bác sĩ chuyên khoa y học thể thao.

Phòng ngừa chuột rút khi chơi thể thao

Chuột rút khi chơi thể thao có thể xảy ra nếu vận động quá nặng và không điều độ. Vì vậy, để tránh bị chuột rút khi chơi thể thao cần duy trì lịch tập luyện đều đặn và với mức độ vừa phải, phù hợp với sức cơ thể.

Khởi động, làm nóng đúng cách và đủ thời gian trước khi chơi. Đặc biệt là các động tác kéo giãn cơ cẳng chân, cơ đùi.

Uống đủ nước: Mất nước là một trong những nguyên nhân gây ra chuột rút. Do đó, hãy uống đủ nước để có thể bảo vệ cơ bắp khi chơi thể thao; Bổ sung muối, chất điện giải, và carbonhydrat bằng các chế phẩm dùng cho thể thao hay các thực phẩm thích hợp.

Nên đến bác sĩ chuyên khoa y học thể thao tư vấn nếu bạn lớn tuổi, đang mắc một số bệnh hay đang uống Thu*c đặc trị mà muốn chơi thể thao.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5d6493b533308508a24a77a2)

Tin cùng nội dung

  • Tôi 53 tuổi, gần đây khi nằm ngủ ban đêm hay bị chuột rút, có khi một đêm bị đến 2 - 3 lần. Xin hỏi Mangyte đó là bệnh gì và nên đi khám ở khoa nào, có cần xét nghiệm gì không? Cảm ơn Mangyte! (Quang Long - quận 8, TPHCM)
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Dân gian có những phương pháp trị liệu có thể xử trí ban đầu khi bị côn trùng cắn bằng những dược liệu tự kiếm tại chỗ khi chưa kịp chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Vận động cơ thể thường xuyên khiến cho mạch máu lưu thông tốt, tăng cường chuyển hóa các cơ quan trong cơ thể, đồng thời vận động thường xuyên làm săn chắc các nhóm cơ, tạo sức bền, chống béo phì.
  • Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các T*i n*n khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và T*i n*n giao thông. Do đó chúng ta nên biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có T*i n*n xảy ra.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY