Sức khỏe hôm nay

Cách xua tan cơn sốt nóng lạnh ở trẻ siêu hiệu quả mà các bà mẹ cần biết

Sốt nóng lạnh là tình trạng cơ thể đang tự điều chỉnh thân nhiệt để chống lại các tác nhân gây bệnh như: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,… Đối với trẻ bị sốt nóng lạnh nên làm gì để cơ thể được hồi phục là vấn đề mà nhiều phụ huynh quan tâm.

Khi bị sốt, cơ thể sẽ diễn ra các phản ứng hóa học tác động lên hệ thần kinh, gây ra các cảm giác bất thường về nhiệt độ. Sở dĩ có cảm giác vừa nóng vừa lạnh là vì khi mới bị sốt, hệ thống dây thần kinh nhiệt độ trên cơ thể sẽ cảm nhận thân nhiệt là thấp, làm cho trẻ cảm giác bị lạnh. Khi các tác nhân gây bệnh được đẩy lùi dần dần, cơ thể và thân nhiệt ổn định hơn làm cho trẻ có cảm giác ấm nóng hơn.

Ngoài việc bị sốt nóng lạnh, thì trẻ thường có những dấu hiệu kèm theo như: nhức đầu, buồn nôn, chán ăn, ra mồ hôi trộm vào ban đêm, da mặt xanh xao, vận động kém,…

Trẻ bị sốt nóng lạnh thường chán ăn, mệt mỏi, chỉ muốn ngồi một chỗ.

Trẻ bị sốt nóng lạnh có thể do những nguyên nhân sau

- Sốt do nhiễm khuẩn (virus, vi khuẩn, ký sinh trùng): đây là nguyên nhân phổ biến và thường gặp nhất.

- Sốt không do nhiễm khuẩn: thường mắc phải ở trẻ bị chứng Lupus ban đỏ, ung thư, do cơ thể phản ứng với một số loại thuốc, do tiêm ngừa,…

- Trẻ mặc không đủ ấm khi thời tiết lạnh dễ bị nhiễm lạnh dẫn đến bị sốt.

Vậy trẻ bị sốt nóng lạnh nên làm gì để nhanh hồi phục? Sau đây là những thông tin mà các phụ huynh có thể tham khảo để cải thiện tình trạng này cho con.

Cách hạ sốt nóng lạnh cho trẻ

- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt tuy nhiên cần phải được sự chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ.

- Đắp khăn ấm lên trán và gáy hoặc cho trẻ tắm bằng nước ấm, việc này giúp kiểm soát thân nhiệt hiệu quả.

Đắp khăn ấm lên trán giúp trẻ hạ sốt

- Pha loãng nước cốt chanh để lau người cho trẻ cũng là cách giúp trẻ hạ sốt nhanh.

- Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, mềm, có độ thấm hút tốt, không gian sinh hoạt của trẻ cũng cần phải thoáng mát, khô ráo.

- Cho trẻ uống nhiều nước vì sốt nóng lạnh làm cho cơ thể bị mất nhiều nước dẫn đến kiệt sức. Trong khi đó, nước có vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể loại bỏ độc tố, hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn, virus.

- Thường xuyên theo dõi tình trạng của trẻ, nếu thấy trẻ bị co giật, sốt cao 3 ngày không khỏi thì nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám để có hướng điều trị tốt nhất.

Các phụ huynh đã biết rằng bị sốt nóng lạnh nên làm gì cho trẻ, vậy còn những điều cần phải tránh khi trẻ bị sốt nóng lạnh? Dưới đây là một vài sai lầm mà bạn cần tránh mắc phải:

- Khi sờ vào cơ thể của trẻ thấy lạnh, phụ huynh thường cho trẻ mặc đồ quá kín, đắp chăn dày để bớt lạnh. Tuy nhiên, cách làm này dễ khiến trẻ sốt cao hơn.

Tránh đắp chăn quá dày khi trẻ bị sốt nóng lạnh

- Nhiều phụ huynh quá phụ thuộc vào miếng dán hạ sốt. Khi dán miếng hạ sốt trên da quá lâu sẽ gây kích ứng tại vùng da được dán, hơn nữa miếng dán hạ sốt chỉ có tác dụng ở vùng được dán, phụ huynh chỉ nên xem đây là phương án hạ sốt tạm thời và không nên lạm dụng.

- Phụ huynh khi cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt lại không lau mồ hôi cho trẻ. Đây là thói quen không an toàn vì khi uống thuốc hạ nhiệt, cơ thể sẽ toát mồ hôi và hạ nhiệt dần, nếu bạn không lau khô mồ hôi cho trẻ thì mồ hôi sẽ thấm ngược trở lại vào cơ thể làm cho bệnh khó thuyên giảm.

Trẻ bị sốt kéo dài nhiều ngày cần phải được đưa đến bệnh viện khám

Bị sốt nóng lạnh nên làm gì cho trẻ được khá nhiều phụ huynh quan tâm. Cách để trẻ hạ sốt không quá phức tạp, tuy nhiên bạn cần phải làm đúng cách, tránh mắc phải các sai lầm đã nêu ở trên. Tốt nhất là vẫn nên có sự tham khảo và tư vấn từ bác sĩ, đặc biệt nếu tình trạng sốt của trẻ kéo dài nhiều ngày để tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Đồng thời, bạn cần phòng tránh bị sốt cho trẻ như ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc để tăng sức đề kháng, giữ đủ ấm cho cơ thể khi trời lạnh, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn để tránh bị lây truyền vi khuẩn,…

Ly Nguyễn

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/cach-xua-tan-con-sot-nong-lanh-o-tre-sieu-hieu-qua-ma-cac-ba-me-can-biet-24359/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY