Sức khỏe hôm nay

Cải thiện suy dinh dưởng ở trẻ nhỏ không khó

Hiện tỷ lệ suy dinh dưởng ở trẻ em Việt Nam nằm trong nhóm cao nhất thế giới. Chính vì thế, nhiều bậc cha mẹ cần phải quan tâm cải thiện bữa ăn để tránh tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.

Trẻ bị suy dinh dưỡng- sự thiệt thòi cho phát triển sau này

Theo khảo sát, thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ thấp còi ở trẻ em Việt Nam là 24,6%. Nghịch lý hiện nay là trong khi số trẻ em vùng ven, vùng sâu vùng xa bị thiếu chất, nhẹ cân thì trẻ em trung tâm đô thị lại thừa cân, béo phì.

Ảnh minh họa

Nhiều cha mẹ vẫn nghĩ, trẻ dưới 10 tuổi bị thấp còi thì có thể bù đắp ở giai đoạn sau đó. Tuy nhiên, đây là giai đoạn vàng để phát triển thể chất và trí tuệ. Trẻ có thể tăng 25cm trong năm đầu tiên, 10cm mỗi năm trong 2 năm tiếp theo.

Từ 3-10 tuổi trẻ có thể tăng 5-10cm/năm. Về cân nặng, mức tăng trung bình một tháng ít nhất 600 gram hoặc 125 gram mỗi tuần. Lớn hơn 6 tháng tuổi, bé sẽ tăng trung bình 500 gram/tháng. Trong năm thứ hai sinh, tốc độ tăng trưởng cân năng trung bình của trẻ là 2,5-3kg. Cũng theo đó, đây là lúc não phát triển trí não, kích thích sự tìm tòi học hỏi của trẻ. Nếu bỏ qua giai đoạn này, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của con trẻ.

Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng

Trẻ bị suy dinh dưỡng cần cải thiện chế độ ăn riêng, hợp lý để đuổi kịp tốc độ tăng trưởng. Khi chăm sóc trẻ, lưu ý không nên để trẻ quá đói hoặc quá no. Mẹ nên cho trẻ ăn ngay khi bắt đầu đòi, nếu quá đói sẽ khiến dạ dày khó hấp thu cho những lần tiếp theo. Đây là nguyên nhân, cho trẻ ăn nhiều mà vẫn không tăng cân.

Thực đơn của trẻ nên chia nhỏ thành 3-4 bữa chính và 2 bữa phụ. Những nhóm chất không thể thiếu trong bữa ăn của trẻ là: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đối với trẻ bắt đầu ăn dặm, nên cho trẻ ăn các loại cháo thịt có kèm theo rau củ. Giai đoạn trẻ đi mầm non và tiểu học, bữa trưa ở trường có thể không đủ chất. Bởi vậy, buổi tối của trẻ nên được quan tâm, cho trẻ uống thêm sữa vào buổi tối.

Ngoài ra, các mẹ nên thay đổi thực đơn, đa dạng các món ăn để kích thích sự thèm ăn của trẻ. Nếu trẻ chán ăn, biếng ăn, không nên dọa nạt, ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Trẻ có thể bị biếng ăn do sinh lý hay do bệnh tật. Các bậc cha mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân. Nếu thấy tình trạng bé ăn nhiều vẫn không tăng cân, tăng chiều cao cần kiểm tra sức khỏe tổng quát.

Chế độ ăn “đúng bữa”, “đủ chất” giúp đảm bảo sự phát triển tối ưu về thể lực và trí tuệ. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần quan tâm đến chế độ sinh hoạt, luyện tập và tinh thần của trẻ.

Minh Thư

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/cai-thien-suy-dinh-duong-o-tre-nho-khong-kho-24210/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY