12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Cảm cúm gây ra cơn nhồi máu cơ tim?

Căng thẳng liên quan đến bệnh cúm trên cơ thể có nguy cơ khởi động một chuỗi các sự kiện tiêu cực hình thành cơn nhồi máu cơ tim. Và nghiên cứu cho thấy những người bị bệnh tim có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao hơn gần 10 lần sau khi bị cúm.

Cảm cúm ảnh hưởng đến tim như thế nào?

Nếu bạn bị cúm, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động tích cực để chống lại virus. Phản ứng này dẫn đến tình trạng viêm bên trong, làm tăng huyết áp và gây thêm căng thẳng cho tim.

Sự tích tụ mảng bám (một chất béo như sáp) trong động mạch ngày càng dễ bị vỡ trong tình huống này. Khi mảng bám suy yếu và vỡ ra, các cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch có thể hình thành và làm gián đoạn lưu lượng máu đến tim - sự tắc nghẽn này có khả năng gây ra cơn nhồi máu cơ tim.

Theo các chuyên gia, bất kỳ ai có vấn đề về tim mạch đều có khả năng bị hệ thống tim mạch quá tải do ảnh hưởng của bệnh cúm.

Thêm vào đó, việc chống lại nhiễm trùng gây ra rất nhiều căng thẳng cho tim. Nếu bạn có một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như bệnh tim, các biến chứng do cúm có thể chuyển thành một điều gì đó tồi tệ hơn nhiều.

Bị nhiễm cúm có gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác không?

Hoàn toàn có thể - và đó là một thực tế được thấy qua số liệu thống kê từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC).

Từ năm 2010 đến năm 2020, bệnh cúm gây nhập viện từ 140.000 đến 710.000 người ở Hoa Kỳ hàng năm. Tử vong liên quan đến bệnh cúm dao động từ 12.000 đến 52.000 người trong cùng thời kỳ.

Bị nhiễm cúm có gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác không?

Thực tế, mọi người thường đánh giá thấp bệnh cúm. Nó không chỉ là một cơn cảm lạnh, và nó có thể gây chết người.

Các biến chứng có thể xảy ra do cúm bao gồm:

- Viêm phổi và viêm phổi do vi khuẩn, có khả năng dẫn đến suy hô hấp. Đây là biến chứng số 1 của bệnh cúm. Nếu bệnh viêm phổi trở nên tồi tệ, bạn thường sẽ phải thở máy.

- Các vấn đề về tim khác như viêm cơ tim hoặc rối loạn nhịp tim.

- Đột quỵ, thông qua cùng một quá trình đông máu gây ra một cơn nhồi máu cơ tim.

- Bệnh não (tổn thương hệ thần kinh trung ương nghiêm trọng).

Bạn có nguy cơ cao phát triển các biến chứng cúm nếu bạn có các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, hệ thống miễn dịch bị tổn hại do tuổi tác hoặc mang thai.

Mẹo để ngăn ngừa các vấn đề về tim liên quan đến cúm

Hãy chủ động phòng ngừa các vấn đề với bệnh cúm bằng cách thực hiện những điều sau:

Tiêm phòng cúm. Theo nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tiêm phòng cúm theo mùa sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc ngừng tim nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ cao.

Tiêm phòng cúm theo mùa sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc ngừng tim nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ cao.

Tránh tiếp xúc với những người bị bệnh. Không bắt tay trong mùa cúm. Tránh xa chất dịch cơ thể của người khác. Thực hành tốt vệ sinh tay bằng rửa tay thường xuyên cũng rất quan trọng.

Chú ý đến tim khi bị cúm: Nếu bạn bị bệnh tim, hãy kiểm soát tình trạng bệnh cẩn thận bằng thuốc, chế độ ăn uống và tập thể dục theo khuyến cáo của bác sĩ. Những hành động phòng ngừa này sẽ giúp giữ cho hệ thống miễn dịch tổng thể mạnh mẽ. Nếu tình trạng tim của bạn ổn định, dù có bị bệnh cúm, bạn sẽ gặp ít biến chứng hơn, ít nghiêm trọng hơn.

Đừng loại bỏ các triệu chứng giống như cúm. Đặc biệt nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ cao, hãy nói chuyện với bác sĩ ngay lập tức.

Hãy dành thời gian để nghỉ ngơi. Nếu bạn có các triệu chứng giống như cúm, hãy dành thời gian nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Bạn ở nhà và nghỉ ngơi càng lâu, cơ thể sẽ hồi phục càng nhanh.

Xem thêm: Ăn ít có giúp sống lâu hơn? Chúng ta nên ăn bao nhiêu bữa một ngày để khỏe mạnh

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/cam-cum-gay-ra-con-nhoi-mau-co-tim-36292/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY