Kinh tế xã hội hôm nay

Cảm động những tấm lòng “đói no cùng chia sẻ”

MangYTe - Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng nhiều người cao tuổi ở Thủ đô vẫn chủ động từ chối nhận phần hỗ trợ từ gói an sinh 62.000 tỷ đồng của Chính phủ, với mong muốn nhường lại cho những người khó khăn hơn...

Nhiều hộ gia đình tại tổ dân phố Chiến Thắng (Vạn Phúc, Hà Đông) chủ động nhường lại gói an sinh xã hội. Ảnh: Bảo Loan

"Đói no cùng chia sẻ"

Để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID-19, Chính phủ đã triển khai gói hỗ trợ an sinh 62.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, thay vì nhận khoản hỗ trợ để trang trải cuộc sống trong mùa dịch thì nhiều người cao tuổi ở khu phố Chiến Thắng (phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, TP Hà Nội) đã chủ động từ chối và xin nhường lại cho những hoàn cảnh khó khăn, yếu thế hơn.

Phòng khám Răng - Hàm - Mặt của gia đình chị Lê Hồng Duyên (ở phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, TP Hà Nội) đóng cửa theo Chỉ thị 16 của Chính phủ về cách ly xã hội. Vì thuộc nhóm đối tượng lao động tự do nên chị Duyên được hưởng hỗ trợ từ gói an sinh 62.000 tỷ đồng theo tinh thần Nghị quyết 42/2020 của Chính phủ. Thế nhưng, khi đại diện tổ dân phố "đến từng nhà, rà từng hộ" để lên danh sách những trường hợp thuộc diện nhận hỗ trợ thì chị Duyên đã chủ động từ chối nhận khoản hỗ trợ.

Chị Duyên cho biết: "Ngay từ khi Chỉ thị 16 sắp ban hành, gia đình tôi đã quyết định đóng cửa cửa hàng và mọi nguồn thu của gia đình cũng tạm dừng từ ngày 29/3. Mặc dù nguồn thu nhập bị giảm nhưng tôi nghĩ, ở ngoài kia còn rất nhiều những người nghèo và khó khăn hơn gia đình tôi. Vì vậy, khi được tiếp cận nguồn hỗ trợ của Chính phủ dành cho hộ kinh doanh nhỏ lẻ gặp khó khăn, tôi thấy gia đình mình vẫn còn điều kiện nên tôi đã xin nhường lại khoản hỗ trợ đó cho những người đang khó khăn hơn tôi".

Không có được điều kiện kinh tế như gia đình chị Duyên, cuộc sống của bà Đỗ Thị Chíu (68 tuổi, ở tổ dân phố Chiến Thắng, phường Vạn Phúc, Hà Đông) gặp khó khăn hơn. Bởi, bà Chíu là người khuyết tật và mọi nguồn thu của bà lại phụ thuộc chủ yếu vào quán nước nhỏ ven đường.

Bà Chíu cho biết: "Cuộc sống của gia đình tôi khá khó khăn, đặc biệt tôi còn là người khuyết tật, nên mọi hoạt động của tôi không được linh hoạt như mọi người. Nhưng tôi nghĩ, trong lúc dịch bệnh phức tạp, ở đâu đó sẽ còn nhiều gia đình khó khăn hơn chúng tôi, nhất là những người kiếm sống bằng công việc nhặt ve chai, đánh giày hay là bán vé số… Đó là chưa kể những người đang đi thuê nhà trọ, hoặc không có nơi ở ổn định, họ sẽ càng khó khăn hơn khi phải lo thêm khoản tiền chi trả cho nơi ở".

"Bản thân tôi dù là người khuyết tật nhưng khi đất nước có dịch bệnh, tôi cũng rất trăn trở. Tôi không thể giúp đỡ đất nước như các bác sĩ tuyến đầu trực tiếp điều trị cho bệnh nhân. Vì vậy, khi cuộc sống còn đủ ăn đủ mặc, tôi đóng góp một chút tấm lòng của mình bằng chính khoản hỗ trợ, để vừa chia sẻ với đất nước, vừa là động viên, đùm bọc những hoàn cảnh khó khăn hơn, với suy nghĩ, đói no ta cùng nhau chia sẻ", bà Chíu trải lòng.

Hành động đẹp giữa lúc dịch bệnh

Bà Đỗ Thị Chíu nhường khoản hỗ trợ của mình cho những người yếu thế hơn.

Trong khi nhiều trường hợp khó khăn, chưa thể tiếp cận được với gói hỗ trợ 62.000 tỷ của Chính phủ thì việc chủ động từ chối nhận tiền hỗ trợ để nhường lại cho những người khó khăn hơn của bà Chíu, chị Duyên đã cho thấy một tinh thần tự chủ và chứa đựng tính nhân văn.

Bà Chíu thổ lộ: "Có thể khoản hỗ trợ của tôi chẳng là bao so với những trường hợp khó khăn khác nhưng tôi tin, sẽ còn những trường hợp từ chối khoản hỗ trợ giống tôi. Thậm chí là có nhiều người đóng góp thêm vào hoạt động thiện nguyện. Sự chung tay của mọi người, nhất định đất nước sẽ sớm vượt qua gian khó, sớm đẩy lùi được dịch bệnh".

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Hòa, Tổ trưởng tổ dân phố Chiến Thắng, phường Vạn Phúc cho biết: "Bà Chíu là người khuyết tật, trong khi đó, mọi nguồn thu nhập lại phụ thuộc chủ yếu vào quán nước ven đường. Thế nhưng, khi chúng tôi đến từng hộ gia đình để kê khai hoàn cảnh, lập danh sách các trường hợp thuộc diện được nhận hỗ trợ thì bà Chíu đã chủ động từ chối nhận để nhường lại cho những người khó khăn hơn".

"Hành động của gia đình chị Duyên, hay bà Chíu không phải là những trường hợp cá biệt. Qua quá trình rà soát, kê khai tại địa bàn phường Vạn Phúc thì đã có nhiều hộ dù kinh tế không khá giả nhưng họ vẫn mong muốn được chung vai, gánh vác, sẻ chia khó khăn với chính phủ. Cụ thể là nhiều hộ kinh doanh tại khu phố Lụa (thuộc tổ dân phố Chiến Thắng) chủ động đóng góp thêm các nhu yếu phẩm, thực phẩm như gạo, mỳ tôm, mỳ chũ… vào phong trào thiện nguyện của tổ dân phố. Tôi cho rằng, những trường hợp từ chối nhận hỗ trợ là rất đáng biểu dương và cần phải lan tỏa để nhiều người thấy được tinh thần của họ. Họ đã cố gắng tự mình khắc phục khó khăn, tự giải quyết khó khăn khi dịch bệnh phức tạp mà không dựa dẫm hay ỷ lại vào chính sách của nhà nước", ông Hòa cho hay.

 Bảo Loan

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/xa-hoi/cam-dong-nhung-tam-long-doi-no-cung-chia-se-20200427231024649.htm)

Tin cùng nội dung

  • Táo bón có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người già bị táo bón nhiều hơn. Để đề phòng, nên ăn nhiều rau quả, vận động thường xuyên…
  • Chào Mangyte. Tôi là người Đức gốc Việt. Nay tôi 67 tuổi muốn về Việt Nam sống vào thời gian cuối cùng của cuộc đời. Tôi muốn hỏi, nếu tôi mang quốc tịch Đức, thì tôi có được vào sống trong nhà dưỡng lão ORIHOME không? Tôi phải trả một tháng bao nhiêu? Mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. (Phạm Văn Thi)
  • Alzheimer là bệnh thường gặp nhất ở người cao tuổi (là nguyên nhân của 75% trường hợp sa sút trí tuệ). Người bệnh có dấu hiệu sớm nhất là hay quên, nói lẫn lộn, nói lắp rồi dần dần mất trí nhớ, trầm cảm, ngớ ngẩn.
  • Ngược đãi người cao tuổi là khi người nào đó lợi dụng hoặc gây hại cho người cao tuổi. Ngược đãi người cao tuổi có thể dưới nhiều hình thức khác nhau. Tìm hiểu thêm
  • Hãy dùng danh sách các câu hỏi dưới đây để giúp bạn đánh giá một nơi ở thích hợp cho người cao tuổi, chẳng hạn như nhà dưỡng lão, hay nhà dành cho người cao tuổi tích cực,...
  • Giúp đỡ người cao tuổi đối diện với những thay đổi lớn trong cuộc sống. Nếu bạn là người chăm sóc người cao tuổi hoặc nếu bạn dành nhiều thời gian cho người cao tuổi, hãy học cách giúp họ đối diện với sự mất mát.
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Dịch vụ phòng ngừa là rất quan trọng cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Đó là vì nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe tăng lên khi bạn có tuổi. Bằng cách ngăn ngừa, hoặc xác định chúng ở giai đoạn sớm, bạn có nhiều khả năng sống một cuộc sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn, và thỏa mãn hơn.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY