Chuyên ngành hôm nay

Chuyên ngành

Cảm xúc người thua độ bóng đá

LTS: World Cup 2018, nhiều người say mê theo dõi những trận bóng đỉnh cao.
Cá độ bóng đá là gì?

bóng đá là môn thể thao đồng đội làm say mê triệu triệu người trên thế giới. Cảm xúc của mỗi người theo dõi trận bóng đá rất khác nhau, tùy vào mức đam mê của người đó với bóng đá, trình độ của đội tuyển trên sân, đẳng cấp của giải đấu, đội tuyển “ruột” mà mình ưa thích, xem bóng đá trực tiếp tại sân đấu hay trước màn hình TV, xem một mình hay cùng nhiều người, “cùng nhóm” ủng hộ một đội hay có cả hai nhóm “chiến đấu” mồm với nhau, có “nhậu” không trong khi xem trận đấu, mức hấp dẫn của bình luận viên và người nhà có ủng hộ hay không. ..

Xét trên khía cạnh tâm lý, “cá độ” bóng đá hay “đặt cược” bóng đá là hành vi “tham gia vào một trò chơi dự đoán kết quả trận bóng đá, có thưởng cho người thắng cuộc” (suy ra từ điều 2 của Nghị định 06/2017/NĐ-CP về kinh doanh, đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế). Người thua độ là người dự đoán kết quả trận đấu không chính xác. Nếu người cá độ không tham gia mua vé đặt cược tại cơ sở kinh doanh theo luật định, thì việc giao dịch giữa hai bên thắng thua không hợp pháp. Tùy vào hình thức cá độ, mức thua độ, khả năng chi trả và sự chi phối của luật pháp, người thua độ sẽ bị tác động nhiều hay ít, ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, tâm lý và các mối quan hệ xã hội khác. Nhu cầu của người tham gia cá độ là muốn được thắng độ, lĩnh thưởng, nếu thua thì nhu cầu của họ bị mất và còn phải chi trả, có khi rất đáng kể. Hậu quả thua độ, xét cho cùng, là một trạng thái stress lên người thua độ, yếu tố gây stress là hình thức và nội dung cá độ, còn các trạng thái cảm xúc, hành vi, tâm lý xảy ra sau thua độ chính là hậu quả của stress.

Người bị thua độ có trạng thái cảm xúc như thế nào?

Trước trận đấu, người tham gia cá độ luôn tin rằng mình sẽ thắng. Niềm tin của họ thường chỉ kết thúc khi tiếng còi trọng tài báo hết giờ trận đấu. Trong lúc “đấu khẩu” để chọn kèo, tỉ lệ cược… họ luôn cao giọng với đối phương, cảm xúc họ hừng hực chiến thắng, thậm chí còn dè bỉu đối phương, “phen này, đội của anh sẽ đè bẹp đội chú mày nhé”…

Trong trận đấu, cảm xúc của họ biến đổi theo trái bóng lăn trên sân, phong độ cầu thủ, chiến thuật của huấn luyện viên, phản ứng của đội khách, ứng xử của trọng tài và cục diện trận đấu. Khi đội của họ tấn công, họ mừng rỡ, reo hò, oà vỡ, bùng nổ khi có thể ghi bàn thắng. Ngược lại, họ buồn rầu, ỉu xìu, lặng lẽ như “bong bóng xì hơi” khi bị đội đối phương ghi bàn, dẫn trước. Pha lẫn trạng thái cảm xúc đó, họ đôi khi không chấp nhận đội mình bị dẫn tỷ số như thế, có khi họ bực tức, nóng nảy, trách móc cầu thủ trên sân kém cỏi, huấn luyện viên thay người không phù hợp, trọng tài không công bằng…Nếu lúc này, có “đối phương” cá độ với họ cùng coi, khiêu khích, dè bỉu, trêu chọc, sỉ vả…hoặc đang có rượu bia, họ rất dễ nổi cáu và có thể đi đến choảng nhau sau một hồi đấu khẩu. Tuy nhiên, họ vẫn luôn hy vọng cục diện trận đấu sẽ thay đổi theo chiều hướng có lợi cho họ vì luôn có nhiều điều bất ngờ xảy ra trên sân cỏ. Những bàn thắng xảy ra ở những phút giây cuối cùng trận đấu luôn tạo hứng khởi, oà vỡ của người hâm mộ, khiến bóng đá luôn tạo sức hấp dẫn tuyệt vời.

Đừng quá tham lam, say sưa thắng độ, cũng đừng quá tham lam “gỡ” khi thua độ…vì có thể bạn sẽ lún sâu không lối thoát. Bạn nên dừng lại đúng lúc, đừng để “sân hận” làm u tối chính mình, để rồi hành động không sáng suốt, bạn nhé!Khi kết thúc trận đấu thật sự, tỉ số chung cuộc đã có, nghĩa là kết quả cá độ cũng đã rõ ràng, người thắng thua trong cá độ được xác định thì trạng thái tâm lý của người thua độ cũng mang nhiều cung bậc. Kết quả trận đấu biến họ thành người thua độ tương tự như cung cấp cho họ một tin xấu. Thường trạng thái tâm lý của họ diễn qua 5 giai đoạn. Đầu tiên là giai đoạn phủ nhận, họ “không tin được dù đó là sự thật”, rằng họ bị thua độ, rằng đội bóng họ tin tưởng như thế mà lại thất bại, “kèo thơm” như vậy mà lại bị vuột đi. Tiếp theo là giai đoạn giận dữ, họ trở nên bực tức cho đội mình chọn, bực tức huấn luyện viên, bực tức trọng tài, bực tức cho chính mình sao lại tin lời “bình loạn”, dự đoán lung tung trước trận đấu…nếu ai đó nói ra nói vào, có ý chê bai họ, họ dễ “nổi xung thiêng” với người đó. Giai đoạn ba thương lượng, họ dịu giọng hơn, nói lý lẽ hơn với người khác về kết quả chung cuộc trận đấu. Rồi họ buồn rầu vì bị “đối phương” cá độ chê bai, xem nhẹ, cảm thấy yếu kém, thua sút “đối phương”, buồn rầu vì mất “tiền thưởng” nếu thắng độ, vì phải chung độ. Cuối cùng, họ mới đi đến chấp nhận, thua độ thì phải chịu thôi!

Khi chung độ, tùy theo mức cá độ nhiều hay ít, cảm xúc tiêu cực của họ cũng theo nhiều cung bậc. Nếu chỉ chi trả ít thôi, không ảnh hưởng nhiều đến “hầu bao” thì họ cũng chỉ có cảm giác buồn thoáng qua. Buồn vì dự đoán không chính xác, buồn vì phải chấp nhận chi trả cho đối phương, buồn vì đối phương cười nhạo đắc thắng… Đôi khi họ chi trả, gượng cười, nhưng cũng có chút chua chát trong đó.

Nếu mức chi trả nhiều, đôi khi phải mất nhà cửa, ảnh hưởng đến nhu cầu cơ bản, đời sống của họ và những người thân trong gia đình, họ sẽ có cảm xúc bị mất mát lớn. Mất mát về vật chất do phải chung độ. Mất mát về tinh thần vì mặc cảm tội lỗi với người nhà, hủy hoại niềm tin của người thân thương mình. Mất mát về xã hội vì không dám ngẩng mặt nhìn người khác do xấu hổ, lẩn tránh vì hành vi cá độ phạm pháp, có thể bị xử phạt, phạt tù…tùy hậu quả và mất vị trí xã hội. Nhiều khi, họ còn bị xã hội đen hăm dọa, tấn công… Cuộc sống của họ trong tương lai được suy diễn theo chiều hướng tiêu cực, ảm đạm.

Điều chỉnh cảm xúc đó như thế nào?

Tốt nhất, chỉ nên xem bóng đá là môn thể thao giải trí đặc biệt hấp dẫn, không lấy đó là một nơi để cá độ, sát phạt, cờ bạc phạm pháp. Nếu có đặt cược, cần tuân thủ luật pháp đã hướng dẫn cụ thể trong “Nghị định 06/2017/NĐ-CP về kinh doanh, đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế”.

Để tránh bị sốc nặng do thua độ, không nên cá độ mức quá lớn, không có khả năng chi trả. Nếu lỡ thua độ rồi, cần cố gắng bình tĩnh, tìm cách chấp nhận thất bại, vì “có chơi, có chịu”; “thắng thua là chuyện rất khó đoán”, “quả bóng chưa dừng khi trọng tài chưa kết thúc trận đấu thì mọi điều có thể xảy ra”… thất bại, mất mát sẽ cho bạn một bài học trong cuộc sống, mà chỉ có bạn mới là người thấu hiểu giá trị của bài học đó.

Nếu bạn thắng độ, đừng quá dè bỉu, châm chọc người thua độ quá mức, vì bạn sẽ làm người thua độ bị tổn thương, có thể nghiêm trọng, và nhiều khi, họ có thể “nổi điên”, cho bạn “một trận để đời” trước khi bạn nhận được “khoản thưởng” chung độ. Thắng độ này nhưng bạn có thể thua độ khác và bạn sẽ lại là nạn nhân của kẻ khác.

ThS.BS. NGUYỄN MINH MẪN

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/cam-xuc-nguoi-thua-do-bong-da-n145807.html)

Chủ đề liên quan:

bóng đá cảm xúc thua độ

Tin cùng nội dung

  • Nữ giới thường được cho là hay nói giảm nói tránh, ít chịu thẳng thắn, thành thật về những gì bản thân cảm thấy.
  • Không cách nào so sánh được tình yêu mà người cha dành cho con mình với tình yêu mà bạn dành cho những người khác.
  • Đằng sau ánh hào quang, những bàn thắng vàng của môn thể thao vua - bóng đá là những bài học đáng quý về cuộc sống.
  • Khi người vợ cảm thấy hài lòng, cô ấy sẽ gắng sức để mang lại trải nghiệm tương tự cho chồng mình.
  • T*nh d*c không phải chỉ nhằm giải quyết nhu cầu phần “con” mà nó đòi hỏi chủ nhân của bữa tiệc phải thật tinh tế và phụ thuộc nhiều vào các chất xúc tác nữa.
  • Ở tuổi trung niên, nhiều yếu tố chi phối sức khỏe: áp lực công việc và gia đình... khiến đời sống chăn gối của chị em cứ lụi dần...
  • Đứng ven hồ Ngọc Khánh chờ đón con đi học về. Gió cào trên mặt hồ gợn sóng, lá cây bay nhảy xào xạc, nắng nhuộm vàng những thảm cỏ... Mùa thu đến rồi!
  • Đọc lá thư, ban biên tập cũng cảm thấy xúc động trước những nét chữ run rẩy, nhiều câu từ còn ngô nghê của một người dân tộc đã có tuổi. Ông đã nhiều lần nhắc tới hai từ “cảm ơn” các bác sĩ, cảm ơn “bác sĩ Bộ Trưởng”.
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY