Kinh tế xã hội hôm nay

Cần chung tay bảo đảm an toàn lao động

Công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) hiện nay vẫn đang tồn tại nhiều phức tạp, bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.

Trong khi đó, tỷ lệ người lao động làm việc trong khu vực phi chính thức còn chiếm tới 60% lực lượng lao động, tính chất công việc không ổn định, dễ thay đổi, phần lớn chưa được phổ biến, huấn luyện kiến thức cơ bản về atvslđ nên khó phòng ngừa rủi ro tnlđ, bnn.

đa số người lao động cũng như người sử dụng lao động vẫn chưa chú trọng phòng ngừa, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc để hạn chế tnlđ, bnn.

Trong thời gian qua, bên cạnh các hoạt động tuyên truyền, nhiều chính sách mới đã và đang được triển khai thực hiện theo quy định của luật an toàn, vệ sinh lao động, như: chính sách hỗ trợ hoạt động phòng ngừa từ 10% số thu hằng năm trong quỹ bảo hiểm T*i n*n lao động - bệnh nghề nghiệp; hỗ trợ huấn luyện cho người lao động ở khu vực không có hợp đồng lao động; giảm mức đóng hằng tháng vào quỹ bảo hiểm T*i n*n lao động - bệnh nghề nghiệp từ 1% xuống còn 0,5%, giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp và ngân sách nhà nước mỗi năm hơn 3.000 tỷ đồng và nhiều chính sách khác...

Với sự vào cuộc đồng bộ, tích cực, người sử dụng lao động đã có trách nhiệm hơn trong việc chăm lo sức khỏe người lao động. các doanh nghiệp thuộc ngành nghề có nguy cơ cao về T*i n*n lao động, bệnh nghề nghiệp (tnlđ, bnn) đã tăng cường đầu tư máy, thiết bị, đổi mới công nghệ để cải thiện điều kiện lao động; trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân; thực hiện tốt các chế độ chính sách... số lượng các doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý atvslđ ngày một tăng.

Tuy nhiên, công tác atvslđ cũng phụ thuộc phần lớn từ ý thức của người sử dụng lao động. vẫn còn không ít người sử dụng lao động chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của doanh nghiệp và tầm quan trọng của công tác atvslđ là yếu tố quan trọng để duy trì bền vững thành quả phát triển và hội nhập nên không quan tâm đầu tư cho việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tnlđ, bnn; không tổ chức huấn luyện atvslđ hoặc huấn luyện atvslđ cho người lao động không đầy đủ, mang tính đối phó; không tổ chức đánh giá, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và nguy cơ rủi ro gây tnlđ; không xây dựng nội quy, quy trình an toàn lao động, không trang bị, hoặc trang bị không đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động; không chủ động thực hiện khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí công việc, không thực hiện khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Mặt khác, bản thân người lao động cũng chưa nhìn nhận đầy đủ quyền lợi, trách nhiệm của mình đối với atvslđ. mặc dù được nhắc nhở, cảnh báo liên tục, nhưng hiện nay đa số người lao động cũng như người sử dụng lao động vẫn chưa chú trọng phòng ngừa, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc để hạn chế tnlđ, bnn.

Hơn nữa, lực lượng lao động phổ thông trên thị trường hiện nay phần lớn chưa qua đào tạo, đặc biệt đối với các công trình nhà ở riêng lẻ. lực lượng lao động này chủ yếu ở nông thôn tranh thủ khi nông nhàn tham gia vào xây dựng nên việc xây dựng tác phong công nghiệp gắn với văn hóa atvslđ trong người lao động còn hạn chế...

Trên thực tế, muốn giải quyết tận gốc vấn đề, điều quan trọng là cả người lao động và người sử dụng lao động cần nhận thức đầy đủ và có ý thức trách nhiệm đúng đắn với chính bản thân, gia đình và xã hội về atvslđ.

Hơn ai hết, người lao động cần phải nắm rõ quyền và nghĩa vụ của mình để yêu cầu người sử dụng lao động đảm bảo môi trường làm việc an toàn, giảm thiểu các nguy cơ, rủ ro gây T*i n*n cho chính mình. bản thân người lao động cần tuân thủ đúng các nội quy, quy trình làm việc; chủ động trang bị kiến thức, các kỹ  năng làm việc an toàn; kiên quyết từ chối hoặc rời nơi làm việc nếu thấy rõ các nguy cơ, sự cố mất atlđ để tự bảo vệ bản thân, đồng nghiệp và gia đình.        

Anh Duy

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/can-chung-tay-bao-dam-an-toan-lao-dong-n187962.html)

Tin cùng nội dung

  • Sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi thường bị ảnh hưởng của bệnh tật, sự suy yếu của các chức năng cơ thể. Khả năng nhìn- nghe kém, gân cốt suy nhược khiến bước đi không vững; phản ứng chậm, dễ bị ngã; trí nhớ kém khiến dễ uống nhầm Thu*c hoặc nhầm liều lượng,...
  • Từ xa xưa nhân dân ta đã biết nhuộm màu thực phẩm từ những nguyên liệu thực vật như gấc, nghệ, dành dành, ớt, cà chua... để tạo ra tính hấp dẫn cho món ăn và làm tăng cảm giác ngon miệng.
  • Các món nướng như thịt xiên nướng, chân gà nướng, lòng nướng, nầm nướng… luôn được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, theo Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, món nướng hiện nay không được các nhà dinh dưỡng học khuyến khích dùng vì bị liệt vào loại thức ăn cần cảnh giác trong phòng chống ung thư.
  • (Mangyte) - Em thấy cổ họng đau nhưng chưa dám uống Thu*c vì phải chờ kết quả xem có thai hay không.
  • Chào Mangyte, người bị viêm loét dạ dày tá tràng có lên lao động về đêm được không?
  • Mình sắp đi làm việc tại Singapore, phía tuyển dụng có yêu cầu mình khám sức khỏe tổng quát theo mẫu Medical Examination Form. Vậy ở bệnh viện Nhân dân Gia Định có khám tổng quát theo dạng này không? (Mộc Linh – Đồng Nai)
  • Bơi lội luôn được xem là một hoạt động hè mà các em thiếu nhi thích nhất. Để giúp trẻ có được một mùa hè thật vui khỏe, bổ ích, phụ huynh cần tạo cho trẻ một môi trường bơi lội trong lành và an toàn.
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Thú nuôi yêu quý chúng ta một cách vô điều kiện. Chúng mang đến những điều tuyệt diệu – về tinh thần lẫn thể chất. Chăm sóc thú cưng làm cho cuộc sống chúng ta trở nên thêm giá trị, bớt cô đơn, thậm chí làm giảm nhịp tim và huyết áp cho một số người.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY