Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Cẩn thận khi đắp Thuốc sau chấn thương

Vừa qua, khoa chấn thương chỉnh hình BV Nhi Đồng 2 (TP.HCM) tiếp nhận hai trường hợp nhiễm trùng khớp cổ chân sau chấn thương do xử lý ban đầu không tốt.

Hậu quả: biến chứng khá nặng nề.

Trường hợp thứ nhất là bé N.T.S. (7 tuổi) nhập viện vì sưng tấy đỏ vùng cổ chân phải kèm sốt cao. Người nhà cho hay bé đi chơi bị trẹo cổ chân gây đau nên cho bé đi bó Thuốc. Sau ba ngày, bé chẳng những không bớt đau mà cổ chân còn sưng tấy kèm sốt cao nên đưa bé đi khám.

Quá trình điều trị cho bé tại bệnh viện khá phức tạp vì sau khi nhập viện, tình trạng nhiễm trùng của bé tiếp tục diễn tiến xấu. Bé phải nằm ở khoa hồi sức tích cực do nhiễm trùng huyết, cổ chân có hiện tượng tràn mủ ổ khớp phải rạch dẫn lưu hai lần.

Tiếp đó, vùng da gót chân của bé tiếp tục bị thâm đen và hoại tử dần làm lộ gân và xương gót. Bé phải nằm điều trị tại bệnh viện hơn một tháng mới tạm ổn và xuất viện. Trường hợp thứ hai là bé T.T.N. (8 tuổi) cũng bị đau cổ chân phải sau đá banh và được đắp Thuốc lá cây ở gần nhà. Bé bị viêm mô tế bào, nhập viện điều trị kháng sinh đường tĩnh mạch, được xuất viện sau bảy ngày.

BS Nguyễn Thị Ngọc Ngà, khoa chấn thương chỉnh hình, cho biết hai trường hợp trên là điển hình tình trạng viêm mô tế bào phần mềm do các vi khuẩn hoặc từ da của bé, hoặc từ những tạp chất có lẫn trong các Thuốc lá cây mà người nhà đắp lên da gây nên.

Tùy mức độ nhiễm trùng mà biến chứng đưa đến có thể nặng hay nhẹ, thậm chí Tu vong nếu tình trạng nhiễm trùng lan tỏa không kiểm soát được.

Do đó, bác sĩ khuyến cáo với các trường hợp chấn thương phần mềm đơn thuần, người nhà chỉ nên kê cao chân cho bé 20-30cm, có thể băng ép nhẹ và chườm nước lạnh chỗ sưng cho bé.

Nếu bé đau nhiều thì có thể uống thêm Thuốc giảm đau, kháng viêm dạng men; nếu diễn tiến không giảm thì nên đưa bé đi khám để được điều trị đúng cách. Không nên băng hay bó các loại Thuốc không rõ loại vì có những tạp chất có thể thấm qua da, mang theo vi trùng và gây ra hậu quả khôn lường.

AloBacsi.vnBS Trương Mậu Anh - BV Nhi Đồng 2Tuổi trẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/can-than-khi-dap-thuoc-sau-chan-thuong-n143681.html)

Tin cùng nội dung

  • Bà Nguyễn T. H. (61 tuổi, phố Phùng Hưng, Đan Phượng, Hà Nội) Tu vong một thời gian sau phẫu thuật cắt bỏ ¾ dạ dày vì có khối u to bằng quả trứng.
  • Triệu chứng viêm ruột thừa đối với trẻ nhỏ, dấu hiệu nhận biết viêm ruột thừa khá đặc trưng: đau bụng.
  • Điển hình của tiêu chảy nhiễm trùng là nôn ói, đau bụng, sốt bên cạnh triệu chứng tiêu chảy.
  • Mangyte ơi, em vừa mới bị T*i n*n giao thông khi đi du lịch, bị gãy chân và xây xát nhiều nơi. Em đã bó bột ở bệnh viện nơi em du lịch rồi. Bệnh viện gần nhà em nhất là bệnh viện 175, nên em định đến đó điều trị và theo dõi tiếp. Không biết giá cả như thế nào? Mangyte giúp em với. Em cảm ơn rất nhiều! (Minh Châu - TPHCM)
  • Kính chào Mangyte, Mỗi lần đến các bệnh viện khám em đều rất hoang mang và không biết phải bắt đầu từ đâu, cò mồi lại nhiều thường hay lôi kéo làm em càng thêm lo lắng. Nhờ bạn bè em được biết Mangyte có tư vấn về các dịch vụ tại các bệnh viện nên em kính mong Mangyte tư vấn giúp em một vấn đề sau.
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Dãn hoặc rách dây chằng chéo trước là một trong những chấn thương phổ biến nhất ở vùng đầu gối.
  • Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các T*i n*n khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và T*i n*n giao thông. Do đó chúng ta nên biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có T*i n*n xảy ra.
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
  • Chấn thương đầu là do sự va chạm ở đầu mà trẻ em hầu như đều gặp phải. Nhưng hầu hết là chấn thương đầu nhẹ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY