12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Cẩn trọng kẻo chết vì suy hô hấp cấp

(SKGĐ) Suy hô hấp cấp là tình trạng thiếu ôxy máu do các bệnh phổi, tim, chấn thương… gây ra. Suy hô hấp nếu được điều trị đúng có thể khỏi bệnh hoàn toàn. Trái lại, nếu không cấp cứu và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị hôn mê và tử vong.

 

Một số cách nhận biết kịp thời và xử lý bệnh suy hô hấp cấp:

Bệnh do đâu?

Bệnh có thể do nhiều cơ chế gây ra nhưng có thể một cơ chế chung cho nhiều bệnh có biến chứng suy hô hấp:

- Do phổi: Yếu tố làm dễ là nhiễm trùng phế quản - phổi, thuyên tắc động mạch phổi, tràn khí màng phổi; Hay phù phổi cấp do tim.

- Do hen phế quản đe dọa nặng, hen phế quản cấp nặng: Đây là bệnh thường gặp, thường là do điều trị không đúng cách hay không kịp thời có thể do cơ địa bệnh nhân dễ bị hen phế quản nặng.

- Tắc nghẽn phế quản cấp: Bệnh nầy ít gặp, ở trẻ em có thể do vật lạ, ở người lớn có thể do u, xẹp phổi cấp có thể do đặt nội khí quản.

- Tràn dịch màng phổi: Ít gây suy hô hấp cấp nếu tràn dịch từ từ, chỉ gây suy hô hấp cấp khi tràn dịch cấp, lượng dịch tăng nhanh.

- Chấn thương lồng ngực: Bệnh này gây gãy xương sườn từ đó gây tổn thương màng phổi và phổi.

- Tổn thương thần kinh trung ương: Nguyên nhân thường là chấn thương sọ não, ngộ độc thuốc, tai biến mạch máu não; những nguyên nhân gây nên tổn thương trung tâm hô hấp…

Dấu hiệu bạn bị suy hô hấp cấp 

- Nhịp thở và biên độ hô hấp: Thiếu ôxy máu và hay là tăng khí carbonic máu gây nên thở nhanh, tần số thở khoảng 40 lần /1 phút.

- Tím tái: Tím là dấu chứng chủ yếu, xuất hiện ở môi, đầu tay chân, mặt hay toàn thân khi hemoblogine khử > 50g/l. Tím thường phối hợp với tăng khí carbonic máu, tím đi kèm giãn mạch ở đầu chi, đôi khi có vã mồ hôi.

- Dấu hiệu tuần hoàn: Thiếu ôxy máu và tăng khí carbonic máu làm tăng tỉ catécholamine và như vậy làm mạch nhanh, gây nên những cơn tăng huyết áp và tăng cung lượng tim, có thể có loạn nhịp trên thất, giai đoạn sau huyết áp có thể hạ.

- Dấu chứng thần kinh tâm thần: Dấu chứng nầy chỉ gặp trong suy hô hấp cấp nặng; đó là trạng thái kích thích, vật vã, rối loạn tri giác như  lơ mơ hay hôn mê…

Cấp cứu khi suy hô hấp

- Tiến hành ngay hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt đối với nạn nhân bị suy hô hấp cấp.

- Nếu ngừng tim, phải ép tim ngoài lồng ngực: dùng 2 tay chồng lên nhau ép lên lồng ngực ngoài tim, khoảng 70-100 lần/phút. Nếu chỉ có một người cấp cứu thì thổi ngạt 2-3 hơi lại ép tim ngoài lồng ngực 10-15 nhịp.

- Khi có hai người cấp cứu thì một người thổi ngạt liên tục, một người ép tim ngoài lồng ngực liên tục, làm kiên trì cho đến khi tim đập lại và thở trở lại.

Điều trị tại bệnh viện

- Dùng máy hút đờm dãi, chất xuất tiết sạch ở miệng, mũi, họng bệnh nhân.

- Rửa phế quản, làm loãng đờm bằng khí dung, bằng bơm dung dịch bicarbonat natri 14‰ hay dung dịch chlorua natri 0,9%, 2-5ml mỗi lần rồi hút ra.

- Bồi phụ nước và điện giải và cân bằng kiềm toan.

- Thở ôxy: khí ôxy phải được làm ẩm và làm ấm trước khi sử dụng cho bệnh nhân.

- Đối với bệnh nhân có nồng độ khí carbonic trong máu cao mạn tính do suy hô hấp mạn, cho thở khoảng 1-3lít/phút, thở ngắt quãng và được kiểm soát nồng độ các khí trong máu…

Ngân Khánh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/can-trong-keo-chet-vi-suy-ho-hap-cap-14491/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY