12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Cẩn trọng với 10 căn bệnh nguy hiểm bạn có thể lây từ thú cưng

Hiện nay, nhiều gia đình thường có sở thích thú cưng trong nhà như chó, mèo… Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết, thú vật cũng giống con người, cũng mang những mầm bệnh trên mình và có thể lây truyền mầm bệnh đó cho những người sống chung.

Ốm

Ốm là bệnh không thể bỏ qua khi nhắc đến những bệnh được lây nhiễm từ chó mèo. Không chỉ là chó mèo mà các động vật khác được nuôi trong nhà như gia cầm, gia súc cũng luôn có trong người những con virut và có thể lây bệnh cho bạn bất kỳ lúc nào nếu bạn không cẩn thận. Tuy nhiên, đừng lo lắng vì bạn có thể kiểm soát dễ dàng việc này bằng cách chăm sóc sức khỏe thật tốt cho thú cưng đồng thời giữ vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân saukhi tiếp xúc với chó mèo.

Herpes mảng tròn

Những vật nuôi nhỏ thường dễ làm lây bệnh này cho người hơn là chó hoặc mèo trưởng thành.

Herpes mảng tròn là một bệnh do nấm gây ra, tạo ra những phát ban đóng vảy, đỏ, tròn trên da hoặc một mảng hói trên da đầu. Một vài vật nuôi trưởng thành, thường là mèo sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào của herpes mảng tròn. Nhưng bạn có thể dễ dàng bị nhiễm herpes mảng tròn khi chạm vào những vật nuôi bị bệnh hoặc thậm chí là chạm vào chăn hoặc khăn của vật nuôi. Bạn cũng có thể bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với đất có lẫn phân của vật nuôi nhiễm bệnh.

Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh herpes mảng tròn là rửa tay sạch sẽ ngay sau khi bạn vuốt ve thú cưng. Và đeo găng tay khi bạn làm vườn hoặc dọn phân của thú cưng.

Bệnh dại

Bệnh dại là bệnh do virus gây ra. Ban đầu bệnh xảy ra ở động vật như chó mèo, cáo, cầy, dơi... sau đó ngẫu nhiên truyền sang người, thường là do bị chó cắn hay mèo cào. Virus truyền từ động vật sang người chủ yếu bằng nước dãi khi động vật cắn, cào, liếm hoặc hiếm hơn là qua niêm mạc mũi, mắt khi hít phải virus lơ lửng trong không khí ở các hang dơi hay virus lang thang với bụi trong các môi trường bị nhiễm bẩn. Thời gian ủ bệnh kéo dài 2 tuần đến 2 năm (trung bình là 40 ngày). Do thời gian ủ bệnh kéo dài như vậy nên nhiều trường hợp bệnh nhân và người nhà đã quên thời điểm bị chó mèo liếm, cào, cắn.

Giun đũa

Đây là bệnh truyền nhiễm mà nguồn lây chính là từ chó nuôi trong nhà có mang mầm bệnh, nhất là chó con.

Từ chó, sau khi trứng giun được thải ra theo phân, chúng phát triển thành trứng có phôi, nó tồn tại rất lâu ở môi trường bên ngoài, có thể trong nhiều tháng và chính những trứng có phôi này là tác nhân lây nhiễm cho người. Khi chúng ta ăn phải thức ăn, nước uống chứa trứng có phôi của ấu trùng giun đũa, khi đó trở thành người nhiễm bệnh.

Vào cơ thể người, ấu trùng được phóng thích vào ruột non, sau đó chúng đi theo đường máu di chuyển đến các tạng khác nhau, tại đây chúng có thể sống nhiều năm dưới dạng tự do hay hóa kén, nhưng không bao giờ phát triển thành con trưởng thành.

Giun móc

Giun móc thường thấy ở cả chó và mèo. Những loại giun móc này có thể lây nhiễm sang người, xuyên qua da nếu thường xuyên tiếp xúc với chó, mèo hoặc đi chân trần trên nền đất ẩm có chứa phân chó, mèo. Người bị bệnh lây truyền từ giun móc sẽ có các triệu chứng: ho, đau ngực, thở khò khè, sốt, đau vùng thượng vị, khó tiêu, buồn nôn, nôn, táo bón và tiêu chảy… nghiêm trọng hơn là thiếu máu và thiếu hụt protein, hốc hác, suy tim và đầy bụng.

Để phòng ngừa bênh, bạn nên tập thói quen rửa tay trước khi ăn, hạn chế chơi với chó, mèo, hạn chế ăn tiết canh, gỏi cá sống hoặc uống rượu pha tiết. Nhà có nuôi chó, mèo, nên tẩy giun cho chúng theo định kỳ. Phân chó, mèo thải ra, nên chôn sâu xuống đất sau khi đã rắc vôi.

Trùng xoắn móc câu

Đây là một vi khuẩn sống trong nước tiểu của động vật bị nhiễm bệnh. Bạn nên đưa chó tiêm vắcxin phòng bệnh và không bơi trong nước nghi ngờ bị nhiễm nước tiểu động vật.

Triệu chứng ở vật nuôi: sốt, nôn mửa, tiêu chảy, không chịu ăn, trầm cảm, vô sinh...

Triệu chứng ở người: sốt cao, nhức đầu, ớn lạnh, đau cơ, nôn mửa, tiêu chảy, phát ban, nghiêm trọng hơn là dấu hiệu của viêm màng não hoặc suy thận, gan.

Sán dây

Sán dây không chỉ có trong thịt lợn chưa nấu chín, bạn cũng có thể mắc bệnh này từ một con chó nhiễm bệnh. Biện pháp phòng ngừa tốt nhất là rửa tay thường xuyên và tránh ăn thịt chó nhiễm bệnh.

Triệu chứng ở vật nuôi: tiêu chảy, chán ăn, buồn nôn, có giun dài trong phần nôn.

Triệu chứng ở người: đau bụng, tiêu chảy, mệt mỏi, hay có cảm giác đói hoặc chán ăn.

Bệnh toxoplasmosis

Căn bệnh này thường lây từ mèo sang người bởi một sinh vật đơn bào mang tên toxoplasmosis vì mèo hay ăn thức ăn sống. Bệnh này gây ra các triệu chứng rất giống cúm và thường biến mất trong vài tuần nhưng vi khuẩn vẫn sống trong cơ thể. Nguy hiểm nhất nếu phụ nữ bị nhiễm trước và trong những tháng đầu mang thai vì nó có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho em bé. Chính vì vậy, bạn cần làm sạch ổ của chó mèo hằng ngày và thường xuyên rửa tay với xà phòng ngay sau đó. Tốt hơn hết là bạn nên huấn luyện chó mèo đi vệ sinh đúng chỗ vừa bảo vệ được môi trường vừa để bảo về sức khỏe cho mọi thành viên trong gia đình.

Bệnh lác đồng tiền

Để phát hiện bệnh nấm này trên thú cưng, hãy tìm các vòng đỏ có gờ nổi và màu sậm hơn so với trung tâm của vòng. Hãy theo dõi các vết đỏ, ngứa hoặc vảy trên da hay các vết loang bị vỡ. Nếu bị nhiễm ở da đầu (hay lông động vật), bạn có thể thể thấy các mảng rụng hình tròn. Bệnh lác đồng tiền hoàn toàn có thể điều trị bằng các loại thuốc bôi đặc hiệu.

Viêm da

Chó cắn có thể gây nhiễm trùng da và viêm mô tế bào nghiêm trọng nếu không được điều trị ngay lập tức. Nếu bạn có làn da nhạy cảm nên rửa sạch da sau khi bị chó liếm, tránh bị mẩn ngứa.

Triệu chứng ở vật nuôi: không có.

Triệu chứng ở người: dấu vết cắn và nhiễm trùng da.

Quỳnh Hoa

Theo tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/can-trong-voi-10-can-benh-nguy-hiem-ban-co-the-lay-tu-thu-cung-28881/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY