Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cảnh báo các bệnh dễ bùng phát dịp Tết Nguyên đán

Tại cuộc họp về phòng chống dịch bệnh mùa lễ hội và Tết Nguyên đán năm 2019 diễn ra cuối tuần qua, PGS.TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế cho biết, nhiều dịch bệnh dễ có nguy cơ bùng phát trong dịp Tết, như sởi, tay chân miệng, liên cầu khuẩn lợn hay cúm gia cầm động lực cao.

Không chủ quan với dịch bệnh mùa đông xuân

Ông Phu cho hay, trong dịp Tết và lễ hội 2019, điều kiện khí hậu đông xuân, nhiệt độ môi trường liên tục thay đổi làm cơ thể con người giảm sức đề kháng, nên người yếu nhất là trẻ em không thích nghi kịp rất dễ nhiễm bệnh. Hơn nữa, điều kiện thời tiết này cũng rất thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển và lây lan, làm tăng nguy cơ mắc bệnh, nhất là với như cúm, bệnh đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, sởi, Rubella, liên cầu lợn, tiêu chảy.

Điều trị cho bệnh nhi mắc sởi tại BV Nhi Trung ương. Ảnh: TM

Riêng với bệnh sởi đang bùng phát dịch, Cục trưởng Trần Đắc Phu cho biết năm 2018, đặc biệt 3 tháng cuối năm có trên 9.700 người mắc sốt phát ban nghi sởi, số có xét nghiệm dương tính với bệnh sởi gần 2.000 ca. So với cùng kỳ 2017, số sốt phát ban nghi sởi cao gấp 21 lần, số có dương tính với bệnh sởi tăng 13 lần. Trong các tuần đầu năm 2019, tiếp tục ghi nhận bệnh nhân sởi cả người lớn và trẻ em ở nhiều địa phương, đặc biệt tại các tỉnh thành phía Nam - vùng vốn không “truyền thống” của bệnh sởi như: Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM dịch cũng gia tăng mạnh. Trong số trẻ mắc bệnh, thống kê của Bộ Y tế cho thấy có trên 50% chưa tiêm chủng, gần 40% tiêm chưa đủ mũi hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng, có 10% các cháu tiêm đủ 2 mũi vắc-xin ngừa sởi.

Ông Phu cũng cảnh báo về bệnh liên cầu lợn, mặc dù chỉ ghi nhận rải rác, lẻ tẻ chủ yếu tại các tỉnh miền Bắc, nhưng tỷ lệ Tu vong vì mắc liên cầu lợn rất cao. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, không ăn tiết canh và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín, không mua bán, giết mổ lợn ốm hoặc sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh. Khi có biểu hiện mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. “Điều đáng nói, ngay cả lợn khỏe cũng có thể nhiễm khuẩn liên cầu lợn, do vậy tuyệt đối không ăn tiết canh lợn”, ông Phu nhấn mạnh.

Cũng theo Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, với những người mắc bệnh mạn tính thì đây cũng là thời gian để bệnh dễ tiến triển thành các đợt cấp, nặng hơn nhất là với người già và trẻ em. “Hơn nữa sự gia tăng sử dụng thực phẩm và giao lưu đi lại của người dân trong dịp Tết và mùa lễ hội 2019 làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiêu hóa”, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nói.

Để phòng chống bệnh trong dịp Tết Nguyên đán, ông Đặng Quang Tấn - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, thời gian qua Bộ Y tế đã triển khai quyết liệt nhiều biện pháp tăng cường các hoạt động phòng chống dịch bệnh; tăng cường công tác phòng chống bệnh xâm nhập, bệnh lưu hành, phòng chống bệnh sởi, rà soát, đánh giá, xác định đối tượng, độ tuổi, vùng nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh để tổ chức chiến dịch tiêm bổ sung, tiêm vét vắc-xin phòng bệnh.

Bộ Y tế cũng đã tổ chức các đoàn kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh, thanh kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn thực phẩm tại các tỉnh, thành phố trọng điểm. Công tác giám sát cũng được tăng cường tại cộng đồng và cửa khẩu, phát hiện sớm, xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch xâm nhập, lây lan ra diện rộng.

“Bộ Y tế cũng đã chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh tăng cường công tác điều trị bệnh tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết và sẵn sàng cung ứng Thu*c phòng, chống bệnh sốt xuất huyết và bệnh sởi. Tổ chức tốt công tác thu dung, cấp cứu, phân luồng khám bệnh, phân tuyến điều trị bệnh nhân, thiết lập khu vực riêng khám, cách ly điều trị, cấp cứu bệnh nhân sởi, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp Tu vong, thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”- ông Phu cho biết thêm.

2. Thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt hàng ngày.

3. Không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân, đồ chơi. Làm sạch đồ chơi bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường với nước sạch.

4. Lau sàn nhà, nắm đấm cửa, mặt bàn, ghế, khu vệ sinh chung hoặc bề mặt của đồ vật nghi ngờ bị ô nhiễm bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường từ 1 - 2 lần/ngày.

5. Thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính để ánh nắng chiếu vào và đảm bảo thông khí thoáng cho nhà ở, phòng học, phòng điều trị hàng ngày.

6. Cho trẻ nghỉ học khi mắc bệnh.

7. Hạn chế tiếp xúc với người mắc hoặc người nghi mắc bệnh, khi phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và các trang bị phòng hộ cá nhân.

8. Khi có các dấu hiệu của bệnh sởi (sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban) cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời.

Thái Bình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/canh-bao-cac-benh-de-bung-phat-dip-tet-nguyen-dan-n152941.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Theo thống kê, khoảng 85% dân số Việt Nam mắc các bệnh về răng miệng như sâu răng, đau nhức răng, viêm nướu, hôi miệng...
  • Khi bạn ngồi một chỗ, tiếp xúc với ánh sáng màn hình và đèn trong văn phòng sẽ phá vỡ đồng hồ sinh học của bạn, dẫn đến huyết áp cao, mệt mỏi, đau đầu.
  • Ở Việt Nam, tỉ lệ mắc bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c ở nữ giới cao hơn nam giới. Chị em cần biết cách bảo vệ cũng như phát hiện bệnh sớm để có thể kịp thời điều trị.
  • Đối với phụ nữ do kinh nguyệt, thể chất dễ khiến cho cơ thể bị thiếu máu ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
  • Tại nước ta, thống kê mỗi năm có khoảng 500.000 người bị bệnh tiêu chảy, trong đó có những bệnh nhân tiêu chảy cấp, xảy ra chủ yếu ở trẻ em với các trường hợp Tu vong.
  • Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết họ đang tăng cường các biện pháp ứng phó với dịch tả tại Nam Sudan sau khi có hơn 2.300 người mắc bệnh, trong đó có 63 người Tu vong.
  • Mangyte ơi, Xin cho tôi hỏi Tết nguyên đán có bệnh viện nào nhận khám chữa bệnh không? Mong Mangyte giới thiệu giúp tôi. Cảm ơn rất nhiều. (Đài Trang - Tây Ninh) BS ơi, sức khỏe bà tôi dạo này không được tốt, thường xuyên nhập viện cấp cứu. Đợt này nghỉ Tết tôi lo lắm, không biết có còn bệnh viện nào làm việc không? Xin Mangyte tư vấn một vài số điện thoại cấp cứu để gọi khi cần. Chân thành cảm ơn. (Hoàng Mai - Quận 6,TPHCM)
  • Những ngày giáp tết, Mangyte.vn nhận được rất nhiều câu hỏi về việc khám chữa bệnh trong những ngày tết, số điện thoại cấp cứu và lịch nghỉ tết của các bệnh viện. Chúng tôi xin giải đáp chung như sau:
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các T*i n*n khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và T*i n*n giao thông. Do đó chúng ta nên biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có T*i n*n xảy ra.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY