12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Cảnh báo các triệu chứng bạn thiếu hụt sắt

(SKGĐ) Sắt là một khoáng chất cần thiết nhưng không ít người trong số chúng ta bị thiếu hụt khoáng chất này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về chức năng, các triệu chứng thiếu sắt, nguyên nhân của sự thiếu hụt của nó và các thực phẩm giúp bạn tăng cường sắt.

Chức năng của sắt

Sắt kết hợp với các chất dinh dưỡng khác để tạo thành protein trong máu, là những thành phần cần thiết của hemoglobin - một phần cấu tạo nên các tế bào hồng cầu. Vai trò chính của hồng cầu là vận chuyển ôxy từ phổi đến các mô cơ thể và carbon dioxide từ các mô trở lại phổi. Sắt cũng tham gia vào quá trình chuyển hóa thức ăn và là một yếu tố và kích hoạt cho một số loại enzyme. Nói cách khác, sắt đóng vai trò quan trọng trong sản xuất năng lượng và trao đổi chất, bao gồm cả việc tổng hợp DNA.

Triệu chứng thiếu hụt sắt

Thiếu sắt làm giảm khả năng cung cấp ôxy đến các mô của cơ thể và suy giảm chức năng của các enzyme sắt chứa trong các mô khác nhau. Khi thiếu sắt trong máu, hồng cầu sẽ rất nhỏ, đây cũng là hình thức phổ biến nhất của bệnh thiếu máu. Thiếu máu là giai đoạn cuối cùng của thiếu sắt. Một người bị thiếu sắt sẽ liên tục cảm thấy mệt mỏi.

Các triệu chứng của thiếu hụt chất sắt bao gồm: Thiếu máu, kinh nguyệt quá nhiều, suy giảm khả năng miễn dịch, mức năng lượng giảm, mệt mỏi, sức bền kém, học tập kém, khó nhớ và tập trung hơn, sắc mặt nhợt nhạt...

Nguyên nhân gây thiếu sắt

Người dễ bị tổn thương nhất do thiếu sắt là trẻ em dưới 2 tuổi, thiếu nữ, phụ nữ mang thai và người già. Nghiên cứu cho thấy khoảng 30-50% các nhóm này có thể bị thiếu sắt.

Nguyên nhân phổ biến của thiếu sắt bao gồm: Tăng nhu cầu sắt trong giai đoạn hình thành phôi thai, tuổi vị thành niên, trong quá trình mang thai và cho con bú;  chế độ ăn uống không đầy đủ dinh dưỡng. Chế độ ăn uống cho trẻ sơ sinh ở các nước đang phát triển thường là ngũ cốc và sữa, do đó hàm lượng sắt thấp hơn.

Thanh thiếu niên - những người tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến cũng dễ bị thiếu sắt. Một số nguyên nhân khác có thể do khả năng hấp thu của cơ thể, sử dụng thuốc kháng acid, thiếu axit clohydric trong dạ dày, mất máu (lượng máu kinh nguyệt quá nhiều) loét dạ dày tá tràng, trĩ. Nghiên cứu cũng cho thấy những người già rất dễ bị thiếu sắt.

Đối với trẻ em, thiếu sắt có thể ảnh hưởng tới khả năng học tập. Nguyên nhân là do hệ thần kinh của các em đang phát triển, cần phải sử dụng nhiều năng lượng hơn so với người trưởng thành. Đủ sắt là quan trong trong việc cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của cơ thể. Các triệu chứng của thiếu sắt ở trẻ em bao gồm: phát triển thể chất chậm, chỉ số IQ thấp, trí nhớ ngắn hạn, hiếu động thái quá, ít tương tác với xã hội bên ngoài. Nghiên cứu cho thấy khoảng 9 % trẻ em Mỹ từ12-36 tháng bị thiếu sắt.

Thực phẩm giàu sắt

Các loại thực phẩm giàu sắt bao gồm:  Thịt bò, ngao, tôm, mật mía, bia, các loại đậu, các loại rau lá xanh, bí ngô, củ cải, ngũ cốc nguyên hạt. Sắt có nguồn gốc từ động vật được cơ thể hấp thụ tốt hơn hơn sắt có nguồn gốc từ thực vật.

Mức độ sắt trong cơ thể cần phải được cân bằng. Nếu cơ thể thừa sắt sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim, nhiễm trùng và thậm chí cả ung thư. Nó cũng có thể gây hại cho gan và tuyến tụy. Tình trạng thừa sắt thường phổ biến hơn ở nam giới và nên bổ sung sắt cho người thiếu sắt và phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt, đang mang thai hoặc cho con bú.

Vân Anh

Theo Naturalnews

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/canh-bao-cac-trieu-chung-ban-thieu-hut-sat-8854/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY