Sức khỏe hôm nay

Cảnh báo các yếu tố nguy cơ gây bệnh bạch cầu – một dạng ung thư máu ở trẻ em

Bệnh bạch cầu hay bệnh máu trắng chính là ung thư máu. Đây là dạng ung thư phổ biến nhất ở thời thơ ấu của mỗi người và chiếm tỉ lệ khá cao.

Hầu hết bệnh bạch cầu ở trẻ em là cấp tính. Khoảng 3 trong số 4 bệnh bạch cầu ở trẻ em là bệnh bạch cầu cấp tính dòng lympho (ALL), bắt đầu ở dạng ban đầu của các tế bào bạch cầu được gọi là tế bào lympho.

Hầu hết các trường hợp còn lại của bệnh bạch cầu ở trẻ em là bệnh bạch cầu cấp tính dòng tủy (AML), bắt đầu từ các tế bào dòng tủy thường hình thành các tế bào bạch cầu (không phải tế bào lympho), tế bào hồng cầu hoặc tiểu cầu.

Bệnh bạch cầu ở trẻ em có thể do đột biến DNA được di truyền từ cha mẹ hoặc chúng có thể xảy ra ngẫu nhiên trong suốt cuộc đời của một người. Một số nghiên cứu cũng cho thấy bệnh bạch cầu ở trẻ em có thể do sự kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường.

Dưới đây là một số yếu tố có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu ở trẻ em:

1. Hội chứng Down

Theo nghiên cứu, nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cao hơn nhiều so với dự kiến ​​ở trẻ em mắc hội chứng Down. Kết quả cho thấy 2,8% trẻ em mắc hội chứng Down được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu, so với 0,05% ở những trẻ em khác.

Bệnh bạch cầu cấp tính dòng lympho phổ biến hơn ở trẻ em mắc hội chứng Down từ 2-4 tuổi - (Thehealthsite).

Bệnh bạch cầu cấp tính dòng lympho phổ biến hơn ở trẻ em mắc hội chứng Down từ 2-4 tuổi, trong khi bệnh bạch cầu cấp dòng tủy phổ biến hơn trong năm đầu đời.

2. Hội chứng Li Fraumeni

Những người có tình trạng di truyền hiếm gặp này có nguy cơ cao phát triển một số loại ung thư, bao gồm cả bệnh bạch cầu. Hội chứng Li-Fraumeni là do sự đột biến trong gen ức chế khối u được gọi là TP53.

Những người mắc hội chứng Li-Fraumeni có 50% khả năng truyền bệnh cho con cái của họ, bất kể họ có gen bị thay đổi như thế nào. Các bệnh ung thư khác liên quan đến hội chứng này bao gồm khối u não và ung thư màng cứng, xương, tuyến thượng thận và cơ.

Những người mắc hội chứng Hội chứng Li-Fraumeni có nguy cơ cao phát triển một số loại ung thư, bao gồm cả bệnh bạch cầu - (Ảnh: Thehealthsite).

3. Uống rượu khi mang thai

Hầu hết các bệnh ung thư ở trẻ em không liên quan đến các yếu tố nguy cơ liên quan đến lối sống. Nhưng một số nghiên cứu cho thấy uống quá nhiều rượu trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu ở trẻ em.

Một phân tích tổng hợp dữ liệu từ các nghiên cứu đã xuất bản, được báo cáo trên tạp chí Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention (Mỹ) cho thấy, uống rượu khi mang thai có liên quan đến việc tăng 56% nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cấp tính dòng tủy ở trẻ em.

4. Tiếp xúc với bức xạ

Tiếp xúc với mức độ phóng xạ cao là một yếu tố nguy cơ khác của bệnh bạch cầu ở trẻ em. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với bức xạ trong những tháng đầu tiên của thai kỳ làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu ở trẻ em.

Một số nghiên cứu cũng đã phát hiện ra sự gia tăng nhẹ nguy cơ mắc bệnh bạch cầu do thai nhi hoặc thời thơ ấu tiếp xúc với mức độ bức xạ thấp hơn, chẳng hạn như xét nghiệm X quang hoặc chụp CT. Do đó, phụ nữ mang thai và trẻ em được khuyến cáo tránh làm các xét nghiệm này trừ khi thực sự cần thiết.

Theo thống kê, bệnh bạch cầu chiếm 1/3 trong số các dạng ung thư máu ở trẻ em. Tất nhiên, nếu do yếu tố di truyền thì quả thực khó phòng tránh nhưng tác động từ môi trường lại là yếu tố có thể phòng ngừa. Bởi vậy, cha mẹ nên nắm rõ các yếu tố nguy cơ như trên để loại bỏ bệhh bạch cầu cho con trẻ.

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/canh-bao-cac-yeu-to-nguy-co-gay-benh-bach-cau-mot-dang-ung-thu-mau-o-tre-em-30646/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY