12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Cảnh báo cần chú ý nếu cơ thể đổ mồ hôi ở những vị trí này

Đổ mồ hôi là một hiện tượng sinh lý hết sức bình thường của cơ thể con người. Nguyên nhân là do nhiệt độ bên ngoài tăng lên. Nói chung, ngoại trừ lòng bàn tay và ngón chân, các vùng da khác trên toàn cơ thể đều đổ mồ hôi, và nhiệt độ cơ thể được điều chỉnh bằng cách đổ mồ hôi và tản nhiệt.

Nếu bạn đổ mồ hôi ở những vị trí này, hãy chú ý.

1. Trán đổ mồ hôi

Trán là một trong những bộ phận trên cơ thể thường xuyên đổ mồ hôi và là hiện tượng sinh lý bình thường mà không cần điều trị gì đặc biệt. Nhưng nếu lượng mồ hôi ra nhiều bất thường thì cần phải chú ý.

Tây y cho rằng việc đổ mồ hôi bất thường trên trán có mối quan hệ tất yếu với khả năng miễn dịch thấp. Nên bổ sung vitamin A, vitamin C và kẽm, tăng cường vận động để nâng cao thể lực. Y học cổ truyền cho rằng dạ dày nóng hoặc thiếu dương khí cũng có thể gây ra mồ hôi bất thường trên trán, đặc biệt là ở trẻ em.

2. Đổ mồ hôi cổ

Trong nhiều trường hợp, cơ địa của con người như tuyến mồ hôi phát triển ở cổ dễ bị ra mồ hôi, hoặc trong thời kỳ đặc biệt như phụ nữ mãn kinh thì dễ bị ra mồ hôi ở cổ. Nhưng nếu đổ mồ hôi là do các bệnh lý, chẳng hạn như các bệnh chuyển hóa, bạn cần đi khám.

Trong nhiều trường hợp, đổ mồ hôi cổ lại là do bệnh lý.

3. Đổ mồ hôi ngực

Nếu ngực chỉ ra mồ hôi mà không kèm theo các triệu chứng khác thì đa số là do cơ chế điều hòa tự chủ bình thường. Nhưng nếu ngực ra mồ hôi, kèm theo tức ngực, khó thở, hồi hộp, đau vùng trước tim, mất ngủ,… thì nên đến bệnh viện để làm điện tâm đồ hoặc siêu âm tim. Hầu hết các triệu chứng này là do bệnh tim gây ra.

4. Mồ hôi tay chân

Nếu lúc bình thường bạn hay lo lắng, sợ hãi hoặc ăn quá nhiều thức ăn cay và kích thích, nó có thể gây ra mồ hôi ở lòng bàn tay và bàn chân. Ngoài ra, cường giáp và nồng độ hormone tiểu đường bất thường cũng có thể gây ra mồ hôi lòng bàn tay, bàn chân.

Nếu chức năng thần kinh tự chủ hoạt động mạnh sẽ dẫn đến tăng tiết mồ hôi cục bộ, có thể gây ra mồ hôi lòng bàn tay, lòng bàn chân.

Tất nhiên, không loại trừ các bệnh lý thần kinh. Cơ chế cơ bản là hệ thần kinh tự chủ hoạt động quá mức, đặc biệt là thần kinh giao cảm cholinergic điều khiển chức năng bài tiết của tuyến mồ hôi ở lòng bàn tay, bàn chân. Nếu chức năng thần kinh tự chủ hoạt động mạnh sẽ dẫn đến tăng tiết mồ hôi cục bộ, có thể gây ra mồ hôi lòng bàn tay, lòng bàn chân.

5. Mồ hôi mũi

Hai bên cánh mũi và cánh mũi trên cơ thể có một số lượng lớn các tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn, đây là những bộ phận trên cơ thể tiết ra rất mạnh mẽ. Việc mũi thường xuyên đổ mồ hôi là hiện tượng sinh lý bình thường.

Ngoài ra, nếu mũi thường xuyên ra mồ hôi, kèm theo hoa mắt, ho, suy nhược cơ thể, hoa mắt và các biểu hiện liên quan khác thì có thể là nguyên nhân do phổi không tốt. Nên đi khám và điều trị càng sớm càng tốt, đồng thời kiểm tra xem có mắc các bệnh lý khác hay không.

Đổ mồ hôi là chức năng sinh lý bình thường của cơ thể. Nhưng nếu đổ mồ hôi bất thường ở những vị trí này, hãy đi kiểm tra ngay lập tức. Nó sẽ giúp phát hiện và điệu trị kịp thời khi cần thiết.

Xem thêm: Mẹo nhỏ giúp xếp dỡ bát đĩa trong máy rửa bát dễ dàng hơn

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/canh-bao-can-chu-y-neu-co-the-do-mo-hoi-o-nhung-vi-tri-nay-34970/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY