Covid-19 có thể sẽ xuất hiện hàng năm như cúm mùa
Các nhà khoa học Trung Quốc tin rằng virus Sars-CoV-2 gây ra dịch Covid-19 có thể sẽ không biến mất mà sẽ xuất hiện hằng năm như cúm.
Một trong những nguyên nhân khiến họ đưa ra kết luận này là doc có nhiều người đang mang bệnh nhưng lại không hề phát triệu chứng. Và việc những người nhiễm Covid-19 không xuất hiện triệu chứng như vậy có thể lây lan cho người khác và các nhà chức trách sẽ không thể lần ra được ai là người mang bệnh.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, Covid-19 sẽ không biến mất hoàn toàn mà có thể xuất hiện hàng năm như cúm mùa. |
Việc mất dấu F0 sẽ là một mối nguy khiến dịch bệnh nhanh chóng lây lan trong cộng đồng một cách khó kiểm soát.
Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng đây là điểm khác biệt quan trọng giữa Covid-19 với hội chứng SARS. Trong đợt bủng nổ dịch SARS vào năm 2002-2003, các ca nhiễm luôn có các triệu chứng nặng, giúp nhà chức trách dễ xác định và cách ly bệnh nhân.
Thực hiện cách ly và kiểm soát tốt, SARS đã không quay trở lại. Nhưng Covid-19 thì khác, dù Trung Quốc đã kiểm soát được dịch nhưng vẫn ghi nhận hàng chục ca nhiễm mỗi ngày mà không có triệu chứng.
Hãng Bloomberg mới đây cũng dẫn lời ông Cận Kỳ tại Viện sinh học mầm bệnh Trung Quốc, cho rằng Covid-19 có thể trở thành loại dịch bệnh tồn tại với con người trong thời gian dài và xuất hiện hàng năm theo mùa.
Trước đó, hồi tháng 2/2020, đã có những phát ngôn tự tin của giới chuyên gia y tế Trung Quốc về việc Covid-19 sẽ hết vào tháng 4 do thời tiết ấm lên. Nhưng giới chuyên gia đã sớm chỉ ra rằng loại virus gây ra cúm mùa khác biệt hẳn với virus corona chủng mới gây ra dịch Covid-19.
Vào tháng 3/2020, giám đốc Anthony Fauci của Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ cũng nói rằng, Covid-19 có thể sẽ xuất hiện mỗi năm theo mùa, điều này có nghĩa là thế giới sẽ không bao giờ trở lại như trước khi có dịch.
Bởi vậy, việc đẩy mạnh bào chế vắc-xin chống Covid-19 là cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết. Chỉ khi có được vắc-xin thì mới có thể yên tâm phần nào về dịch bệnh nguy hiểm này.
Covid-19 gây tổn thương bộ phận nào nhiều nhất?
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh - Bệnh viện Nhi đồng 1, TP. HCM, Sars-CoV-2 không là một loại betacorona virus, lây truyền từ động vật qua người và hoàn toàn không phải là một loại cúm thông thường.
Các tác nhân gây bệnh khi xâm nhập vào cơ thể đều có thời gian ủ bệnh, sinh sôi cho đến khi đủ số lượng và tương tác với cơ thể gây ra các triệu chứng. Thông thường, giai đoạn ủ bệnh là thời kỳ virus tăng cao nên khả năng lây lan cũng cao. Người nhiễm sẽ có các triệu chứng như sốt, ho, và sau đó là viêm phổi hoặc nặng hơn.
Virus Sars-CoV-2 gây tổn thương phổi người bệnh nặng nề, thậm chí dẫn đến tử vong. |
Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho rằng, căn bệnh này thường tấn công phổi theo 3 giai đoạn: Đầu tiên là xâm nhập tế bào, hình thành nên ổ virus, sau đó gây rối loạn hệ miễn dịch (chẳng hạn như hội chứng bão cytokine) và cuối cùng là gây tổn thương phổi, thậm chí có thể dẫn đến tử vong do suy hô hấp.
Hiện nhiều người nhiễm Covid-19 được cho là từ đường hô hấp, virus Sars-CoV-2 xâm nhập vào mũi và cổ họng vì các tế bào ở đây có nhiều thụ thể trên bề mặt tế bào.
Sau khi nhiễm, trong tuần đầu tiên virus này sẽ được nhân bản lên rất nhiều và người bệnh có thể tiết ra vô số các bản sao của nó từ các dịch của đường hô hấp. Nếu hệ thống miễn dịch không đánh bại được Sars-CoV-2 trong giai đoạn ban đầu này, thì virus sẽ di chuyển xuống khí quản, nơi có các nhánh mỏng hơn, sâu hơn của hệ hô hấp là phổi, kết thúc là các túi khí nhỏ gọi là phế nang, mỗi nhánh được lót bởi một lớp tế bào cũng rất giàu thụ thể ACE2.
Trong giai đoạn này virus có thể gây các thiệt hại nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể dẫn đến chết người. Các trường hợp bệnh nhân Covid-19 trở nặng thường phổi bị phá hủy nặng nề.
Phong Vũ
Theo tạp chí sống khỏe
Chủ đề liên quan: