Nếu nhịp tim của người khỏe mạnh là 60-80 nhịp/ phút khi không hoạt động mạnh và tăng lên đến 100 nhịp/ phút khi hưng phấn thần kinh hoặc hoạt động thể lực, thì nhịp tim khi không hoạt động lên tới 100-120 nhịp/ phút có nghĩa là cơ thể đang ở trạng thái tim đập nhanh – dấu hiệu mắc bệnh nguy hiểm. Khi đó cần tới các cơ sở y tế thăm khám để tránh những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe sau này.
Triệu chứng để xác định tim đập nhanh
Bên cạnh đo nhịp tim thường xuyên, tim đập nhanh cảnh báo nhưng căn bệnh nguy hiểm cũng đi kèm với những triệu chứng khác như khó thở, tức ngực, chóng mặt, cảm giác như đang hồi hộp, tụt huyết áp, luôn cảm thấy đột ngột mệt mỏi ngay cả khi không vận động.
Ngoài ra, còn xuất hiện một vài biểu hiện rõ ràng như cảm giác lồng ngực rung mạnh, có thể tự mình cảm nhận nhịp đập bất thường của trái tim và cảm thấy đau thắt lồng ngực, thậm chí choáng dẫn tới ngất xỉu, bất tỉnh.
Tim đập nhanh thường đi kèm với các triệu chứng khác cảnh báo nguy hiểm tới sức khỏe |
Ngay khi cơ thể gặp phải những triệu chứng thường xuyên kể trên, cần thăm khám bác sỹ để xác định tình hình và tìm hướng điều trị thích hợp nhất.
Tim đập nhanh – dấu hiệu mắc bệnh nguy hiểm
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tim đập nhanh, có thể do tập luyện quá sức, sai khoa học trong thời gian dài, vừa trải qua cú shock tâm lý nặng, sử dụng quá nhiều caffeine, nicotin, chất kích thích hoặc thay đổi hormone trong thai kỳ, kinh nguyệt hoặc mãn kinh, đây là biểu hiện bình thường và không gây hại cho cơ thể. Nhưng trong một số trường hợp khi đi kèm với các triệu chứng bệnh khác, tim đập nhanh chính là dấu hiệu mắc bệnh nguy hiểm cần đặc biệt chú ý.
Khi tim đập nhanh trong thời gian dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm đồng nghĩa với việc tim bơm máu không hiệu quả, máu dễ bị ứ động tại các buồng tim và hình thành các cục máu đông, cục máu đông khi đó có thể di chuyển trong lòng mạch máu, làm tắc động mạch vành và là nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ não.
Tim đập nhanh - dấu hiệu mắc bệnh nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ,… |
Ngoài ra, tim đập nhanh cũng ảnh hưởng tới chức năng tim, dẫn tới suy tim, thậm chí trong nhiều trường hợp, nhịp tim rối loạn, không ổn định còn gây tử vong do tim đột ngột ngừng đập, thực sự nguy hiểm và khó lường trước được.
Phương pháp điều trị tim đập nhanh
Bạn có thể làm các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân và triệu chứng tim đập nhanh có đang cảnh báo dấu hiệu xấu đối với sức khỏe hay không. Một số xét nghiệm có thể tham khảo như điện tâm đồ, theo dõi holter, chụp X-quang hay siêu âm tim, từ đó bác sỹ sẽ đưa ra những kết luận chính xác nhất cho bạn.
Bên cạnh sử dụng thuốc và hướng điều trị theo chỉ định của bác sỹ, người bệnh cũng cần có những phương pháp điều trị của riêng mình:
- Giúp tâm lý luôn ổn định, tránh sự lo âu, buồn bã ảnh hưởng tới tâm lý.
- Kiêng tuyệt đối các chất kích thích từ rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…
- Có chế độ luyện tập nhẹ nhàng và khoa học như đi bộ, yoga, đạp xe nhẹ nhàng, tránh các bài tập đòi hỏi thể lực cao.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý với thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, tránh đồ ăn dầu mỡ, cay nóng.
Thực sự tim đập nhanh là dấu hiệu mắc bệnh nguy hiểm, bạn cần có sự chú ý cho sức khỏe của bản thân và cả gia đình để có biện pháp phòng tránh, điều trị kịp thời và tránh những biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.
Mai Trang
Theo Tạp chí Sống Khoẻ
Chủ đề liên quan: