12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Cảnh báo nguy cơ nhiễm khuẩn huyết ở những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ sơ sinh và người già

Nhiễm khuẩn huyết hay nhiễm trùng huyết xảy ra khi cơ thể có phản ứng nghiêm trọng bất thường với tình trạng nhiễm trùng.

Trong thời gian nhiễm khuẩn huyết, hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi vi trùng và giải phóng rất nhiều hóa chất vào trong máu. Điều này gây ra tình trạng viêm lan rộng có thể dẫn đến tổn thương các cơ quan. Các cục máu đông làm giảm lưu lượng máu đến các chi và các cơ quan nội tạng khiến chúng không nhận được chất dinh dưỡng và oxy cần thiết.

Trong trường hợp nghiêm trọng, nhiễm khuẩn huyết gây tụt huyết áp rất nguy hiểm. Các bác sĩ gọi đây là tình trạng “sốc nhiễm khuẩn”. Nó có thể nhanh chóng dẫn đến suy các cơ quan, chẳng hạn như phổi, thận và gan và có thể gây chết người.

Nhiễm khuẩn huyết có thể xảy ra ở bất kỳ người nào nhưng thường tấn công những người có hệ thống miễn dịch yếu - (Ảnh: Freepik).

Nhiễm khuẩn huyết có thể xảy ra ở bất kỳ người nào nhưng những người có hệ thống miễn dịch yếu, chẳng hạn như trẻ sơ sinh và người già có nguy cơ mắc phải lớn hơn.

Trẻ sơ sinh và nhiễm khuẩn huyết

Nhiễm khuẩn huyết ở trẻ sơ sinh là tình trạng khi bé bị nhiễm trùng máu trong tháng đầu tiên sau sinh. Nhiễm khuẩn huyết ở trẻ sơ sinh được phân loại dựa trên thời gian nhiễm trùng, tùy theo việc nhiễm trùng đã mắc trong quá trình sinh (khởi phát sớm) hay sau khi sinh (khởi phát muộn). Điều này giúp các bác sĩ quyết định loại điều trị nào cần thiết để thực hiện.

Những trẻ sơ sinh nhẹ cân và sinh non dễ bị nhiễm khuẩn huyết ở giai đoạn muộn hơn vì hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt. Các triệu chứng nhiểm khuẩn huyết ở trẻ sơ sinh có thể không rõ ràng, chúng thường bao gồm một số dấu hiệu như: li bì, bỏ bú, thân nhiệt thấp, ngừng thở tạm thời, sốt, màu da nhạt, chướng bụng, nôn mửa, tiêu chảy, co giật, vàng da, nhịp tim nhanh.

Nhiễm khuẩn huyết vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh, nhưng nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn và không gặp vấn đề gì khác. Với việc sàng lọc phổ cập cho bà mẹ và xét nghiệm sơ sinh đúng cách, nguy cơ nhiễm khuẩn huyết ở trẻ sơ sinh đã giảm đáng kể.

Những trẻ sơ sinh nhẹ cân và sinh non dễ bị nhiễm khuẩn huyết ở giai đoạn muộn hơn vì hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt - (Ảnh: Medical News Today).

Người cao tuổi và nhiễm khuẩn huyết

Vì hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ suy yếu khi chúng ta già đi, do đó, người cao tuổi có nguy cơ bị nhiễm trùng huyết cao hơn. Trong một nghiên cứu năm 2006, những người trên 65 tuổi chiếm gần 70% các trường hợp nhiễm khuẩn huyết. Ngoài ra, các bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh thận, ung thư và huyết áp cao, thường được phát hiện ở những người bị nhiễm khuẩn huyết.

Các loại nhiễm trùng phổ biến nhất dẫn đến nhiễm khuẩn huyết ở người cao tuổi là nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phổi hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Các bệnh nhiễm trùng khác có thể đi kèm với vùng da bị nhiễm trùng do vết loét hoặc rách da.

Mặc dù những bệnh nhiễm trùng này đôi khi không được chú ý trong một thời gian, nhưng tihf trạng nhầm lẫn hoặc mất phương hướng là một triệu chứng phổ biến cần nhận biết khi xác định nhiễm khuẩn huyết ở người cao tuổi.

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/canh-bao-nguy-co-nhiem-khuan-huyet-o-nhung-nguoi-co-he-mien-dich-yeu-nhu-tre-so-sinh-va-nguoi-gia-30479/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY