12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Cảnh báo: Thói quen tắm này có thể dẫn đến đau tim

Đau tim xảy ra khi một phần cơ tim không nhận đủ máu. Động mạch vành của tim bị tắc nghẽn đột ngột hoặc cung cấp máu cực kỳ chậm. Điều này thường xảy ra do hình thành cục máu đông và do đó làm giảm lượng oxy cung cấp cho tim, có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm.

Có một số yếu tố nguy cơ dẫn đến đau tim, chẳng hạn như tuổi tác, tiền sử gia đình, huyết áp, mức cholesterol,… Ngoài những yếu tố sức khỏe này, một số yếu tố bên ngoài hoặc lối sống cũng gây áp lực đột ngột lên tim, dẫn đến lên cơn đột ngột.

Một trong những yếu tố nguy cơ về lối sống như vậy xảy ra khi tắm, đặc biệt nếu bạn đang tắm nước lạnh.

Tác động của tắm nước lạnh lên tim

Theo một số chuyên gia, việc tiếp xúc đột ngột với nước lạnh đôi khi rất nguy hiểm, đặc biệt là đối với những người bị bệnh tim. Nó có thể dẫn đến đau tim hoặc nhịp tim bất thường.

Nước lạnh có khả năng gây sốc cho cơ thể, khiến các mạch máu trên da co lại. Điều này làm chậm lưu lượng máu trong cơ thể. Để bù đắp, tim sẽ bắt đầu đập nhanh hơn để bơm máu đi khắp cơ thể và do đó làm tăng áp lực lên các mạch máu.

Nước lạnh có khả năng gây sốc cho cơ thể, khiến các mạch máu trên da co lại.

Ngay cả khi một người khỏe mạnh hay trẻ tuổi, nước lạnh cũng gây ra cơn đau tim bằng cách gây co mạch (thắt chặt các cơ xung quanh mạch máu). Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng điều này thường xảy ra trong thời tiết nóng, khi mọi người háo hức bước ngay lập tức vào vòi hoa sen nước lạnh.

Nguy cơ này lần đầu tiên được xác định trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Physiology, giải thích rằng việc ngâm mình đột ngột trong nước lạnh có hại cho cơ thể. Nó dẫn đến thở hổn hển, tăng thông khí, khó thở và hoảng sợ. Điều này có thể kích hoạt nhịp tim bất thường và dẫn đến đau tim.

Làm thế nào để tắm một cách thận trọng giúp bảo vệ an toàn cho tim

Tắm bằng chậu là lựa chọn an toàn hơn khi tắm bằng nước lạnh vì bạn có thể điều tiết dòng nước trên cơ thể để tránh bị sốc. Dội nước một cách chậm rãi để giảm thiểu bất kỳ phản ứng nguy hiểm nào.

Điều này sẽ giúp cơ thể có thời gian thích nghi với sự thay đổi của nhiệt độ. Để tránh mọi rủi ro, tốt hơn hết bạn nên bắt đầu với nước ấm trước rồi chuyển sang sử dụng nước lạnh.

Một cách nữa để đảm bảo an toàn là dội nước vào chân trước, sau đó đến tay, cơ thể và cuối cùng mới gội đầu để cơ thể quen dần với nhiệt độ của nước.

Mặc dù tắm nước lạnh đôi khi không an toàn, nhưng bạn không cần phải ngừng tắm nước lạnh hoàn toàn nếu được thực hiện một cách thận trọng.

Dội nước một cách chậm rãi để giảm thiểu bất kỳ phản ứng nguy hiểm nào.

Bên cạnh đó, tắm nước lạnh cũng có một số lợi ích cho sức khỏe. Một nghiên cứu sâu rộng với 3.000 người tham gia từ Hà Lan cho thấy những người tắm nước lạnh hàng ngày ít có khả năng phải nghỉ làm do ốm hơn 29%.

Các nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng điều này có thể là do nhiệt độ lạnh có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch.

Các lợi ích khác của tắm nước lạnh như giảm viêm trong cơ thể. Một số chuyên gia y tế cho rằng tắm nước lạnh giúp tăng tuổi thọ và cũng cải thiện sự trao đổi chất của cơ thể.

Vì vậy, tùy theo nhu cầu và sở thích, bạn vẫn hoàn toàn có thể tắm nước lạnh, miễn là bạn đủ thận trọng. Đặc biệt nếu bạn đang bị bệnh tim, bạn nên tránh tắm bằng nước lạnh.

Xem thêm: Bệnh cúm A đang lây lan nguy hiểm, chú ý đảm bảo an toàn bằng những cách phòng tránh này

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/canh-bao-thoi-quen-tam-nay-co-the-dan-den-dau-tim-35479/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY