Thuốc là con dao hai lưỡi - điều này thì ai cũng biết. Ngoài tác dụng chữa bệnh, các hoạt chất trong mỗi viên Thuốc đều có thể gây cho người sử dụng những tác dụng không mong muốn nhất định.
Thuốc là con dao hai lưỡi - điều này thì ai cũng biết. Ngoài tác dụng chữa bệnh, các hoạt chất trong mỗi viên Thuốc đều có thể gây cho người sử dụng những tác dụng không mong muốn nhất định. Ngoài những tác dụng phụ, những ảnh hưởng xấu ở mức độ khác nhau đối với các cơ quan trong cơ thể, Thuốc còn có thể gây độc cho da.
Thuốc gây độc cho da
Thuốc gây độc cho da hay còn gọi là nhiễm độc da do Thuốc là những biểu hiện rất thường gặp, đặc biệt ở những trường hợp cơ thể quá mẫn, có cơ địa dị ứng... dùng Thuốc không đúng chỉ định, không theo hướng dẫn. Loại nhiễm độc này có thể nhẹ và sẽ khỏi sau khi ngừng Thuốc, nhưng cũng có trường hợp nhiễm độc nặng gây Tu vong.
Biểu hiện của
Thuốc gây độc cho da thường rất phong phú. Bệnh thường xảy ra ở người lớn tuổi, nhất là phụ nữ do chuyển hóa Thuốc kém, chậm đào thải, mắc đồng thời nhiều bệnh. Đa số các trường hợp có phản ứng nhẹ, thường kèm ngứa. Triệu chứng giảm nhanh sau khi ngưng Thuốc. Tuy nhiên, có thể nặng, đe dọa tính mạng bệnh nhân. Biểu hiện nhiễm độc da thường gặp nhất là nổi ban (45%), mề đay, phù mạch (23%), hồng ban sắc tố cố định tái phát (5,4%), hội chứng Stevens-Johnson (4%), nhạy cảm sáng (3%)...
Các biểu hiện Thuốc gây nhiễm độc da
Nổi ban dạng sẩn: Là loại nhiễm độc thường gặp nhất, biểu hiện bằng những đám phát ban đỏ trên da. Nhiều loại Thuốc có thể gây phát ban dạng này, nhưng thường nhất là sulfamide và ampicilline. Phát ban ampicilline thường xuất hiện khoảng ngày thứ 5 sau khi dùng Thuốc. Phát ban dát sẩn lành tính gặp 1-4% bệnh nhân điều trị với sulfamide. Một vài phát ban có thể tiến triển thành hoại tử thượng bì độc hoặc đỏ da.
Đỏ da toàn thân tróc vẩy: Xuất hiện đột ngột sau khi dùng Thuốc dưới các dạng tiêm, uống, xông hoặc bôi, bệnh nhân thấy sốt cao kèm theo rét run, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, cơ thể mệt mỏi uể oải, ngứa da. Sau 1-2 ngày bệnh đến giai đoạn toàn phát: Bệnh nhân tiếp tục ngứa khắp người, ở đầu chi và mi mắt ngứa nhiều hơn, da đỏ và loang rộng khắp cơ thể. Có thể bong vảy da ở vùng da mỏng, vảy bong như vảy phấn. Đỏ da toàn thân do Thuốc được xem như một bệnh da cấp cứu. Thường do dùng dài ngày, liều cao, hay gặp trong quá trình điều trị bằng các Thuốc kháng sinh: penicillin, streptomycin, sulfamid; Thuốc an thần: gacdenan, bacbiturat; Thuốc hạ nhiệt giảm đau: pyramidon; mã tiền... những Thuốc này hay gây dị ứng ở những bệnh nhân có cơ địa mẫn cảm.
Chàm: Rất nhiều Thuốc gây ra phát ban dạng chàm, trong đó có thể kể đến như: penicillin, streptomycin, sulfamid, Thuốc chống sốt rét,...
Mề đay và phù Quincke: Các Thuốc thường gây bệnh này là penicillin, aspirin, allopurinol.
Ban xuất huyết: Xuất hiện sau khi dùng các loại Thuốc như: ACTH, allopurinol, barbituriques.
Mụn trứng cá: Nguyên nhân thường gây ra phát ban mụn trứng cá là do sử dụng Thuốc corticoid. Phản ứng này có thể do thoa Thuốc tại chỗ, dưới da hoặc dùng đường toàn thân.
Teo và xơ teo da: Tổn thương thường tại chỗ do thoa corticoid, tiêm insulin tại chỗ tiêm. Sử dụng lâu dài những sản phẩm có chứa corticoid sẽ gây ra sự thay đổi ngoài da rất rõ như: teo da, vết rạn (vergeture), ban xuất huyết, giãn mạch, giảm sắc tố.
Hồng ban sắc tố cố định: Sau khi uống Thuốc, trên một hay nhiều vùng da của cơ thể bệnh nhân xuất hiện một hay nhiều dát màu đỏ thẫm. Lúc đầu ngứa, sau đó nổi những dát hồng ban hình tròn hoặc bầu dục, giới hạn rõ. Có thể trở thành sẩn phù màu tím hơi đen hoặc nổi bóng nước chứa dịch trong. Thuốc gây chứng bệnh này là barbituriqu, phenolphtalein, sulfamid, tetracyclin.
Hồng ban đa dạng: Các loại Thuốc gây ra bệnh là pyrazolés và Thuốc chống viêm không steroid khác, sulfamid, penicillin. Tổn thương có tính chất viêm, cấp tính.
Phát ban dạng vẩy nến, Lichen: Một vài loại Thuốc có thể làm khởi phát hoặc làm nặng thêm bệnh vẩy nến như Thuốc chống viêm không steroid, lithium,... do làm giảm hoạt tính của adenylcyclas và làm nặng thêm sự mất thăng bằng của nucleotides vòng ở lớp thượng bì vẩy nến.
Cần làm gì khi Thuốc gây độc cho da?
Khi bệnh nhân bị nhiễm độc Thuốc, cần ngưng ngay những Thuốc nghi ngờ, thận trọng khi dùng Thuốc, chỉ dùng những Thuốc thật cần thiết. Nguyên tắc điều trị là tùy theo nguyên nhân và mức độ của bệnh mà có cách điều trị thích hợp. Thận trọng trong việc dùng Thuốc tại chỗ và toàn thân. Người bệnh nặng phải được điều trị ở những nơi có hệ thống cấp cứu kịp thời. Kết hợp cả điều trị toàn thân và điều trị tại chỗ. Dùng vitamin C liều cao, kháng sinh, corticoid, Thuốc kháng histamin nếu ngứa nhiều, tùy từng trường hợp. Khi dùng Thuốc điều trị tại chỗ cần lưu ý thận trọng vì trên nền da người bệnh đã bị viêm nhiễm, mất sức đề kháng nên dễ gây phản ứng ngược. Trường hợp nặng, tỏa lan và biến chứng vào nội tạng phải được điều trị và theo dõi tại cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu. Để tránh nguy cơ nhiễm độc do Thuốc, tuyệt đối không được tự ý dùng Thuốc khi chưa có chỉ định của thầy Thuốc. Khi dùng Thuốc cần theo dõi những biểu hiện bất thường trên cơ thể để được xử trí kịp thời.
DS. Nguyễn Thanh Lâm