Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cập nhật dịch COVID-19: Thế giới gần 5 triệu người mắc bệnh, Brazil chính thức là điểm nóng nghiêm trọng thứ 2 thế giới

Trong vòng 1 ngày qua, Brazil chính là điểm nóng COVID-19 nghiêm trọng thứ hai thế giới, sau Mỹ. Sau 24 giờ, thế giới có 2 nước ghi nhận số ca Tu vong ở mức trên 1.000 ca là Mỹ và Brazil.

Bản tin lúc 6h ngày 20/5 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, đến nay đã 34 ngày Việt Nam không có ca mắc COVID-19 ở cộng đồng. Tình hình sức khỏe của bệnh nhân nam phi công (BN91) đã có dấu hiệu cải thiện, 5 lần âm tính liên tục với virus SARS-CoV-2 và sắp chuyển sang BV Chợ Rẫy điều trị tiếp theo về hồi sức tích cực.

Trên thế giới, theo số liệu thống kê của trang worldometers.info,

Trong vòng 1 ngày qua, Brazil chính là điểm nóng COVID-19

Mỹ tiếp tục là ổ dịch nghiêm trọng nhất thế giới với số ca COVID-19 lên tới 1.569.516 ca mắc bệnh (tăng 19.222 so với 1 ngày trước) và trên 93.466 ca Tu vong (tăng 1.485 ca).

Cơ quan y tế New York công bố các số liệu cho thấy một số khu vực ở thành phố New York ghi nhận số ca Tu vong cao gấp 15 lần các nơi khác. Một số bang của Mỹ đang từng bước nối lại hoạt động kinh tế và thể thao.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm thứ ba (19 tháng 5) đã bảo vệ việc sử dụng Thu*c trị sốt rét theo toa của mình để cố gắng tránh khỏi COVID-19 bất chấp cảnh báo y tế. Ông nói rằng việc sử dụng Thu*c còn tùy thuộc vào mỗi cá nhân.

Không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào, ông Trump nói với các phóng viên trong chuyến thăm tới Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ rằng ông nghĩ Thu*c hydroxychloroquine "mang đến cho bạn một mức độ an toàn" và "mọi người sẽ phải tự quyết định có dùng hay không".

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã cảnh báo về các tác dụng phụ nghiêm trọng tiềm ẩn khi sử dụng Thu*c ở bệnh nhân COVID-19.

Brazil chính thức là điểm nóng COVID-19 nghiêm trọng thứ hai thế giới

Trong vòng 1 ngày qua, Brazil ghi nhận tới 16.260 ca dương tính mới với virus SARS-CoV-2 và 1.118 ca Tu vong. Tới sáng 20/5, Brazil đã có tổng cộng 271.628 mắc COVID-19 và 17.971 người thiệt mạng. Như vậy, ngoài Mỹ, Brazil là quốc gia duy nhất có số ca mắc COVID-10 trong ngày cao trên 10.000.

Bộ Y tế Brazil sẽ ban hành hướng dẫn mới vào thứ Tư, mở rộng việc sử dụng chloroquine được khuyến nghị để điều trị COVID-19, Tổng thống Jair Bolsonaro cho biết.

Nước Anh bất ngờ ghi nhận số ca Tu vong tăng cao trở lại

Số người ch*t do COVID-19 chính thức của Anh ít nhất là 41.000 người với gần 10.000 người ch*t tại các nhà dưỡng lão chỉ riêng ở Anh và xứ Wales, theo một bản cập nhật thống kê được công bố vào thứ Ba (19 tháng 5).

Với hàng trăm cái ch*t vẫn được báo cáo mỗi ngày, điều đó có nghĩa là con số Tu vong hiện tại ở Anh đã cao nhất ở châu Âu và chỉ đứng sau Hoa Kỳ trong bảng xếp hạng toàn cầu. Con số này có khả năng còn cao hơn.

Số liệu chính thức của chính phủ chỉ ghi nhận các trường hợp Tu vong sau các xét nghiệm dương tính và vào thứ ba là 35.341 người Tu vong, 248.818 người mắc bệnh cho tới hiện tại.

Một hiệp hội các công ty hàng không vũ trụ, máy móc tự động và y tế của Anh cho biết họ đang tăng cường sản xuất máy thở nhằm đáp ứng đủ nhu cầu nếu bùng phát đợt dịch bệnh thứ 2.

Thụy Điển đứng đầu châu Âu về số người ch*t do COVID-19 tính trên đầu người trong 7 ngày qua

Thụy Điển là nước đã chọn chiến lược mở rộng hơn trong việc chống lại virus so với các nước châu Âu khác. Thụy Điển đã giữ cho hầu hết các trường học, nhà hàng và doanh nghiệp mở trong đại dịch.

Trong 7 ngày từ 12 tháng 5 đến 19 tháng 5, khi số người ch*t đang giảm, mỗi ngày Thụy Điển có trung bình 6,25 người ch*t trên một triệu dân, theo Ourworldinsata.org.

Đó là mức cao nhất ở châu Âu vì ngay với nước Anh phải chịu ảnh hưởng nặng nề thì tỉ lệ này mới là 5,75 ca Tu vong trên một triệu dân.

Trong quá trình xảy ra đại dịch, Thụy Điển vẫn có số ca Tu vong trên đầu người ít hơn so với Vương quốc Anh, Tây Ban Nha, Ý, Bỉ và Pháp - các nước chọn cách phong tỏa quốc gia, nhưng cao hơn nhiều so với các nước láng giềng Bắc Âu Đan Mạch, Na Uy và Phần Lan.

Chiến lược của Thụy Điển, chủ yếu dựa trên các biện pháp tự nguyện liên quan đến giãn cách xã hội và vệ sinh cơ bản. Tuy vậy, chiến lược này đã bị một số người chỉ trích là một thử nghiệm nguy hiểm với cuộc sống của người dân nhưng cũng được WHO đưa ra như một mô hình tương lai.

Pháp sửa đổi số người ch*t do COVID-19

Pháp vào thứ ba (19 tháng 5) đã điều chỉnh giảm số người ch*t vì COVID-19 do sửa đổi về cách thức Tu vong được đăng ký tại các viện dưỡng lão. Bộ y tế đưa ra con số mới nhất là 28.022, so với con số 28.239 được công bố trước đó.

Chính phủ nước này cho biết điều này là do sự sửa đổi trong dữ liệu của các viện dưỡng lão, nơi có ít hơn 34 người được ghi nhận đã ch*t vì COVID-19.

Trong 24 giờ qua, thêm 125 người đã được đăng ký đã ch*t vì COVID-19 trong bệnh viện.

Người đứng đầu Bộ Y tế Pháp Jerome Salomon cảnh báo mọi người nên duy trì khoảng cách an toàn khi giao tiếp với bạn bè và gia đình không gặp trong tuần.

Tây Ban Nha dỡ bỏ lệnh cấm các chuyến bay từ Italy

Tây Ban Nha đã dỡ bỏ lệnh cấm các chuyến bay và tàu trực tiếp từ Italy, tuy nhiên, hạn chế du lịch và cách ly 14 ngày vẫn áp dụng với những người trở về nước này. Hiện tổng số ca Tu vong ở Tây Ban Nha là 27.709 người, thấp hơn Mỹ, Anh, Italy và Pháp.

Tỷ lệ Tu vong do COVID-19 giảm mạnh là động lực khiến Tây Ban Nha bắt đầu nới lỏng một trong những biện pháp phong tỏa được cho là nghiêm ngặt nhất ở châu Âu. Dẫu vậy, nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch này có thể vẫn phải chờ đến cuối tháng 6 mới mở cửa đón du khách.

Thủ tướng Pedro Sanchez đề nghị Quốc hội Tây Ban Nha gia hạn tình trạng khẩn cấp đến 27/6 tới.

Hà Lan: Các trường học, quán cà phê và bảo tàng sẽ mở cửa trở lại vào tháng 6

Hà Lan sẽ thúc đẩy nới lỏng các hạn chế vào tháng 6 do số ca nhiễm COVID-19 và nhập viện giảm dần, Thủ tướng Mark Rutte cho biết hôm thứ Ba (19/5).

Các trường trung học sẽ mở cửa trở lại vào ngày 2/6 và các trường tiểu học sẽ trở lại lịch trình đầy đủ vào ngày 8/6. Việc nới lỏng sẽ diễn ra gần 2,5 tháng sau khi các biện pháp phong tỏa được áp dụng trên quốc gia 17 triệu dân này vào giữa tháng Ba.

Hiện tại, số ca nhiễm COVID-19 đã tăng lên 44.249 vào thứ Ba, với 21 trường hợp Tu vong mới trong 24 giờ qua. Số người ch*t đứng ở mức 5.715, cơ quan y tế quốc gia cho biết.

Nga là quốc gia có nhiều ca mắc bệnh nhất ở châu Âu, cao thứ 2 thế giới

Ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19 của LB Nga cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 9.263 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2, đưa tổng số người nhiễm COVID-19 lên 299.941 trường hợp, trong đó 43,1% số ca nhiễm mới không có biểu hiện lâm sàng. Cũng trong vòng 1 ngày qua, Nga có thêm 5.921 bệnh nhân bình phục, đưa tổng số bệnh nhân xuất viện lên 76.130 người, đồng thời có thêm 115 ca Tu vong, đưa tổng số người Tu vong lên 2.837 trường hợp. Thủ đô Moskva vẫn là địa phương ghi nhận số ca nhiễm mới nhiều nhất với 3.545 trường hợp, 2.583 bệnh nhân bình phục và 71 ca Tu vong trong 1 ngày qua.

Hoa Kỳ cho biết hôm thứ ba (19 tháng 5), tuần này sẽ bắt đầu cung cấp 200 máy thở y tế cho Nga, nơi có số ca mắc COVID-19 cao thứ hai thế giới, sau Mỹ.

Mishustin, một trong 4 bộ trưởng của chính phủ mắc COVID-19, đã được xuất viện từ một phòng khám và hiện đang hoạt động bình thường, hãng tin Interfax dẫn lời người phát ngôn của ông hôm thứ Ba.

Tình hình COVID-19 tại ASEAN hết ngày 19/5

Trong 24 giờ qua, khu vực Đông Nam Á ghi nhận thêm 1.203 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và 37 người Tu vong. Nhìn chung, dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tại ba nước Indonesia, Singapore và Philippines. Nhiều nước ASEAN bắt đầu mở cửa trở lại các hoạt động kinh tế-xã hội sau chuỗi nhiều ngày liên tiếp không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Indonesia vượt qua Singapore về số ca mắc bệnh mới và là quốc gia ghi nhận số ca mắc bệnh và Tu vong trong ngày cao nhất khu vực với 486 ca nhiễm bệnh, 30 ca Tu vong. Indonesia cũng đã trở thành "ổ dịch" nghiêm trọng nhất khu vực với tổng cộng 1.221 ca Tu vong tới thời điểm này. Tổng số ca mắc bệnh là 18.496 người.

Trong khi đó, Bộ Y tế Philippines thông báo nước này đã ghi nhận thêm 224 ca mắc COVID-19 và 6 ca Tu vong, nâng tổng số ca mắc bệnh và Tu vong tại đây lên lần lượt là 12.942 và 837 ca.

Cùng ngày, Bộ Y tế Singapore báo cáo thêm 451 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca bệnh lên 28.794. Tổng số ca Tu vong là 22 người, không có ca Tu vong mới trong ngày hôm qua.

Malaysia sau nhiều ngày yên ả, lại ghi nhận thêm 1 ca Tu vong nữa trong ngày 19/5, nâng tổng số Tu vong lên 114 người. Với 37 trường hợp mới mắc bệnh, tổng số bệnh nhân dương tính với COVID-19 tại Malaysia là 6.978 người.

Thêm một số nghiên cứu tích cực đầy hứa hẹn trong việc tìm kiếm phương pháp điều trị COVID-19

Theo một tuyên bố từ trường Y thuộc Đại học Washington, nhiều tác giả của nghiên cứu làm việc cho công ty Công nghệ sinh học Vir Biotechnology hiện đang phát triển một phác đồ điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19. Theo một nghiên cứu mới của công ty công nghệ sinh học, một người mắc hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) 17 năm trước có thể giúp các nhà khoa học tìm kiếm các liệu pháp để chống lại virus SARS-CoV-2. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các mẫu máu từ bệnh nhân này, người bị SARS năm 2003, có chứa một kháng thể cũng có vẻ ức chế được SARS-CoV-2.

Còn hôm thứ hai (18/5), công ty công nghệ sinh học Moderna đã công bố rằng vắc-xin COVID-19 thử nghiệm của họ cho thấy kết quả đầy hứa hẹn trong một thử nghiệm được gọi là nghiên cứu giai đoạn I. Công ty cho biết một thử nghiệm ở 8 tình nguyện viên khỏe mạnh này cho thấy vắc-xin thử nghiệm của họ là an toàn và gây ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ.

Theo Reuters, Channelnews

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/cap-nhat-dich-covid-19-the-gioi-gan-5-trieu-nguoi-mac-benh-brazil-chinh-thuc-la-diem-nong-nghiem-trong-thu-2-the-gioi-20200520080042135.chn)

Tin cùng nội dung