Tin tức hôm nay

Tin tức

Cắt toàn bộ lá gan bên trái bị u cho trẻ sơ sinh

ThS.BS Đào Trung Hiếu, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 TP Hồ Chí Minh cho biết, các bác sĩ Bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị thành công cho một bệnh nhi 20 ngày tuổi mắc bệnh lý u gan.


Trước đó, bé được Bệnh viện An Giang chuyển lên với chẩn đoán theo dõi u gan. Các bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, theo ghi nhận, từ lúc siêu âm tiền sản các bác sĩ đã phát hiện khối u gan lúc 32 tuần. Còn tình trạng lúc nhập viện là bệnh nhi tỉnh, thở bình thường, chỉ bị vàng da toàn thân. Bụng bệnh nhi mềm, sờ thấy khối chắc to ở vùng thượng vị lệch trái.

Các kết quả chẩn đoán hình ảnh cho thấy đây là khối mô đặc thùy trái gan, kích thước 6x7,5x7,7cm, có đóng vôi bên trong, có xuất huyết trong u.

Hình ảnh khối gan của em bé bị u khi chưa mổ
Sau ca mổ, sức khoẻ của bé nhanh chóng ổn định, gan sẽ có sự phát triển bình thường như bao trẻ khác.
Theo BS Hiếu, đây là dạng u nguyên bào gan xuất phát từ trong bụng mẹ, tế bào gan phát triển không đồng đều tạo thành u. Ở các nước hiện đại, những ca sơ sinh có u gan như vậy buộc phải hoá trị liệu. Em bé có thể gặp nhiều tác dụng phụ khi được hoá trị liệu, xạ trị....
Bác sĩ Đào Trung Hiếu trình bày về ca phẫu thuật

“cắt gan trẻ sơ sinh hiếm gặp, gần như không được ghi nhận ở việt nam. hoá trị liệu vào trẻ sơ sinh ở việt nam gần như không thể. nếu phải chờ đợi, u gan trái xâm lấn vào gan phải là quá muộn. em bé sẽ phải chờ ghép gan. hơn nữa, tổn thương gan trái có xuất huyết trong u. vì vậy, chúng tôi quyết định cắt bỏ toàn bộ gan bên trái,” bs đào trung hiếu cho biết.

Ngoài ra, cũng theo bác sĩ hiếu, gan trẻ sơ sinh mỏng manh dễ vỡ, khó lành và khó cầm máu, nên một trong những khâu khó nhất là tỉ mỉ làm tắc các mạch máu nuôi để tránh xuất huyết cho bệnh nhi trên bàn mổ. may mắn, khối u nằm trọn bên gan trái. còn trong trường hợp không xử trí u gan, khối u lớn dần dọa vỡ xuất huyết nặng, hoặc do các bất thường mạch máu nuôi sẽ dẫn đến suy tim, suy tế bào gan không hồi phục và có thể Tu vong.

“Phương pháp cắt bỏ khối u triệt để là một phương án khá liều lĩnh nhưng đã đạt hiệu quả điều trị cao. Sau khi đã cắt bỏ phần gan mắc bệnh lý cho em bé, tế bào gan có thể tái sinh trở lại, em bé phát triển gần như là một đứa trẻ bình thường khác”. BS Hiếu chia sẻ.

Thống kê y văn, trong 1 triệu em bé sinh ra chỉ có 1 em bé mắc u gan. u nội mô gan ở trẻ sơ sinh (ihhe) là khối u mạch máu ở gan phổ biến nhất ở trẻ em, chiếm 12% tổng số các khối u gan ở trẻ em. những loại bướu như thế này thường không rõ nguyên nhân.

Tại bệnh viện nhi đồng 1, các bác sĩ thường cắt bỏ u gan ác tính hoặc u nguyên bào gan với trung bình 10 - 15ca/năm; nhưng ở trẻ sơ sinh như ca nói trên là cực kỳ hiếm.

H.Nga

Mạng Y Tế
Nguồn: Công an nhân dân (http://cand.com.vn/y-te/Cat-toan-bo-la-gan-ben-trai-bi-u-cho-tre-so-sinh-634892/)

Tin cùng nội dung

  • Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tiêm nhầm vắcxin khiến ba trẻ sơ sinh bị Tu vong xảy ra sáng 20/7/2013 tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa.
  • Viêm ruột hoại tử là một cấp cứu nội khoa và ngoại khoa đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh non tháng.
  • Thông thường, trẻ sơ sinh thường rụng rốn khi được 5 đến 7 ngày tuổi. Nếu chăm sóc rốn không tốt, có thể gây nhiễm trùng rốn.
  • Bốn tuần lễ đầu sau sinh là thời gian cần thiết để trẻ thực hiện những biến đổi S*nh l* thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung.
  • Rốn trẻ sơ sinh thường rụng sau sinh 5-15 ngày (trung bình là 7 ngày). Các trường hợp rốn lâu rụng thường do dùng thường xuyên các chất sát trùng, do mắc một số bệnh ở rốn hoặc do nhiễm khuẩn.
  • Đối với trẻ không nghe được, nếu không can thiệp kịp thời sẽ không nói được (điếc câm), trong khi thực chất bộ phận phát âm hoàn toàn bình thường.
  • Cháu bé Đinh Văn Rể ở tỉnh Quảng Ngãi đã 5 tuổi nhưng chỉ nặng 3 kg và cao 50 cm, yếu ớt chẳng khác trẻ mới sinh ra.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY