Kinh tế xã hội hôm nay

Cậu bé 4 tuổi ngộ độc sau khi ăn bầu xào

Một cậu bé 4 tuổi tại Chiết Giang (Trung Quốc) sau khi ăn món bầu nậm xào do bà nội nấu bị ngộ độc, phải đi cấp cứu. Nguyên nhân do quả bầu đã bị đắng, chứa nhiều độc tố.

Mới đây, Bệnh viện Trung tâm Hải Ninh (Chiết Giang, Trung Quốc) ghi nhận một trường hợp cậu bé 4 tuổi nhập viện vì bị ngộ độc thực phẩm với triệu chứng bên ngoài là mặt trắng bệch, sắc môi tái nhợt, hôn mê, tình trạng ngộ độc nghiêm trọng.

(Ảnh minh họa).

Nguyên nhân dẫn đến điều này là do một đĩa bầu nậm xào tại nhà. Được biết, cậu bé ở với ông bà, trưa ngày hôm đó, cả 3 người cùng ăn đĩa bầu nậm xào do bà nội cậu bé chế biến, dù bầu có vị đắng nhưng mọi người vẫn ăn. Sau khi ăn, cả ông bà và cậu bé đều bị chóng mặt, buồn nôn, khó chịu không thôi. Trong đó, tình trạng của bé trai là nặng nhất. Rất may, bác sĩ đã kịp thời cứu chữa.

Theo các bác sĩ thuộc Bệnh viện Trung tâm Hải Ninh, vào mùa hè, trái cây và rau củ được bày bán rất nhiều ở khắp các chợ và siêu thị, trong số đó có cả những loại rau củ có vị đắng. Nhiều người cho rằng rau có vị đắng sẽ giúp giải nhiệt, mang lại lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải rau củ nào cũng có tác dụng như vậy, thực tế, ở một số loại rau củ, vị đắng không phải tự nhiên mà có mà rất có thể là nó ẩn chứa độc tố. Khi ăn vào cơ thể sẽ bị trúng độc. Bệnh viện đã tiếp nhận không ít những trường hợp như vậy.

Mọi người cần chú ý rằng các loại quả họ bầu bí trong điều kiện nhất định sẽ sản sinh ra chất cucurbitacin, một loại chất độc có vị đắng. Chất này có hơn 20 loại khác nhau nhưng chúng đều có điểm chung là độc tính mạnh, gây ngộ độc nhanh sau khi nuốt phải với biểu hiện thường gặp nhất là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chảy máu đường tiêu hóa, gan và thận. Các triệu chứng có thể nặng hơn, thậm chí gây Tu vong.

Cucurbitacin được tìm thấy trong nhiều loại cây họ bầu bí như bí ngô, bầu, dưa chuột… Hai loại cucurbitacin phổ biến nhất là cucurbitacin B và cucurbitacin E. Cucurbitacin B cực kỳ độc hại khi ăn, loại E không độc như vậy nhưng vẫn gây hại cho cơ thể nếu nuốt phải.

Một số loại rau quả càng đắng càng độc, tuyệt đối không được ăn

1. Quả bầu nậm (bầu hồ lô)

Bầu là loại quả mà mọi người thường ăn vào hè. Nếu quả bầu được lai giống, chúng có thể bị thay đổi cấu trúc di truyền, tạo ra quả bầu có vị đắng.

Quả bầu đắng nhìn bề ngoài không khác gì những quả bầu bình thường nhưng nó có chứa độc tố thực vật phytotoxin. Ngay cả sau khi được chế biến ở nhiệt độ cao, độc tố trong quả bầu cũng khó có thể bị loại bỏ.

Khi ăn phải với một lượng nhất định, chúng ta sẽ có khả năng bị ngộ độc thực phẩm, cảm thấy chóng mặt, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, bị choáng, thậm chí Tu vong. Vậy nên, những quả bầu bị đắng tuyệt đối không được ăn.

2. Quả mướp

Quả mướp thông thường không có vị đắng. Nếu mướp có vị đắng, tốt nhất không nên ăn để tránh ngộ độc thực phẩm.

3. Quả bầu dài

Quả bầu dài đắng cũng sẽ ẩn chứa độc tố giống như quả bầu nậm. Quả bầu dài ngọt với quả bầu dài bị đắng nhìn bề ngoài cũng khó có thể phân biệt. Trước khi nấu, chúng ta nên gọt một miếng nhỏ rồi chấm thử vào đầu lưỡi để cảm nhận vị. Nếu nó có vị đắng, tuyệt đối không nên sử dụng tiếp.

Ngoài 3 loại quả trên, họ bầu bí còn có các loại như bí ngô, bí đao, quả dưa chuột, dưa hấu… nếu như chúng trong quá trình sinh trưởng bị ảnh hưởng bởi các tác động xấu như bị giẫm đạp, chèn ép hay nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển. Từ đó dẫn đến biến chất, sản sinh ra một lượng lớn độc tố.

Bên cạnh đó, mướp đắng cũng là một loại quả thuộc họ bầu, nhưng mướp đắng là một ngoại lệ. Vị đắng trong mướp đắng chủ yếu đến từ các chất như glycoside, không chỉ không độc hại mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Theo Quỳnh Trang/Tổ quốc

Mạng Y Tế
Nguồn: Kiến thức (https://kienthuc.net.vn/tin-tuc/cau-be-4-tuoi-ngo-doc-sau-khi-an-bau-xao-1408207.html)

Tin cùng nội dung

  • Người bị ngộ độc sau khi ăn uống thực phẩm có hóa chất thường có triệu chứng đầy bụng, đau bụng, buồn nôn và nôn liên tục...
  • Cà độc dược là một vị Thu*c Đông y, chữa được nhiều bệnh lý, tuy vậy khi sử dụng, cần chú ý tuân thủ các hướng dẫn của thầy Thu*c.
  • Khi bị ngộ độc rượu, nạn nhân sẽ mất khả năng vận động tự chủ, không điều khiển được hành vi, gây ngừng thở và có thể Tu vong.
  • PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai cho biết, ngày Tết trẻ em hay bị ngộ độc thực phẩm bởi nguồn thực phẩm lưu trữ trong tủ lạnh.
  • Khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ.
  • Trứng, gan và mật cóc chứa nhiều bufotoxine, đây là chất cực độc đủ gây ch*t người với liều lượng rất nhỏ.
  • Hiện nay, vẫn còn khá nhiều người khi bị đau bụng đi ngoài thường ra hiệu Thuốc hỏi mua Thuốc cầm đi ngoài và được người bán Thuốc bán cho loại Thuốc cầm tiêu chảy rất phổ thông là loperamid.
  • Poison là thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ chất độc hay Thu*c độc gây hại, tạo bệnh hoặc gây Tu vong cho con người sau khi bị trúng độc. Liên quan đến hợp chất này, tạp chí Discover của Mỹ vừa cập nhật 9 khám phá mới lạ về chất độc và cách giải độc.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Chất độc hại bao gồm các hóa chất, sản phẩm gia dụng, Thu*c trừ sâu và các loại mỹ phẩm. Bảo vệ con bạn và đưa trẻ tránh xa các chất độc hại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY