Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Chùm ruột, Tầm duột, Tầm ruộc - Phyllanthus acidus (L.) Skeels

Theo đông y, dược liệu Chùm ruột Quả có tác dụng giải nhiệt và làm se. Rễ và hạt có tính tẩy. Lá và rễ dùng như chất chống độc đối với nọc rắn độc. Lá và rễ có tính nóng, làm tan huyết ứ, tiêu độc tiêu đờm và sát trùng. Quả thường dùng ăn giải nhiệt, chữa tụ máu gây sưng tấy, đau ở hông, ở háng. Vỏ thân được dùng tiêu hạch độc ung nhọt, đơn độc, giang mai, bị thương sứt da chảy máu, ghẻ lở, đau răng, đau mắt, đau tai có mủ, tiêu đờm, trừ tích ở phổi, đau yết hầu, song dao, độc dao.

1.Hình ảnh cây Chùm ruột

2.Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu cây Chùm ruột

Chùm ruột, Tầm duột, Tầm ruộc - Phyllanthus acidus (L.) Skeels, thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae.

Mô tả: Cây nhỏ, cao tới 5m hay hơn, có thân nhẵn. Cành non màu lục nhạt, cành già màu xám, mang nhiều vết sẹo ở những lá rụng. Lá kép mọc so le, có cuống dài mang nhiều chét mỏng, gốc tròn, chóp nhọn. Hoa nhỏ mọc thành xim, dài 4-7 hoa màu đỏ ở nách lá đã rụng. Quả mọng có khía, khi chín màu vàng nhạt, vị chua, ngọt nhạt.

Mùa hoa tháng 3-5, mùa quả tháng 6-8.

Bộ phận dùng: Lá, quả, vỏ thân và rễ - Folium, Fructus Cortex et Cortex Radicis Phyllanthi Acidi.

Nơi sống và thu hái: Cây của Mỹ châu nhiệt đới, được trồng để lấy quả. Có thể thu hái lá, vỏ thân và vỏ rễ quanh năm. Quả hái lúc chưa chín.

Thành phần hoá học: Trong quả có nước, chất proitid, lipid glucid acid acetic và vitamin C. Vỏ rễ chứa tanin 18% saponin acid gallic và một chất kết tinh.

Tính vị, tác dụng: Quả có tác dụng giải nhiệt và làm se. Rễ và hạt có tính tẩy. Lá và rễ dùng như chất chống độc đối với nọc rắn độc. Lá và rễ có tính nóng, làm tan huyết ứ, tiêu độc tiêu đờm và sát trùng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả thường dùng ăn giải nhiệt, chữa tụ máu gây sưng tấy, đau ở hông, ở háng. Vỏ thân được dùng tiêu hạch độc ung nhọt, đơn độc, giang mai, bị thương sứt da chảy máu, ghẻ lở, đau răng, đau mắt, đau tai có mủ, tiêu đờm, trừ tích ở phổi, đau yết hầu, song dao, độc dao.

Cách dùng: Quả thường dùng ăn tươi hoặc nấu canh ăn cho mát. Lá giã nhỏ với Hồ tiêu để đắp trị các chỗ đau. Vỏ phơi khô tán nhỏ ngâm rượu trắng (200g trong 1 lít) trong 10 ngày đem lọc lấy rượu, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 thìa canh. Rượu này nhỏ vào tai hôi thối làm hết mủ; thấm bông bôi ghẻ, loét, vết thương mau lành. Bột vỏ Chùm ruột ngâm giấm uống hết bệnh trĩ. Còn có thể nấu cao uống mỗi lần 1/2 thìa cà phê với nước chín trị họng sưng, họng mọc nấm, lỗ mũi lồi thịt. Phối hợp với vỏ Vông đồng lượng gấp đôi, rồi hoà rượu trắng uống mỗi ngày 2 thìa cà phê, trị các bệnh về tim. Rễ và vỏ rễ có độc, chỉ nên dùng ngoài, không được uống.

Ðơn Thu*c: Trị phong ngứa, nổi mụn như ghẻ phỏng, chảy nước tới đâu ăn tới đó, hoặc lở cùng mình, ngứa dữ dội, dùng vỏ Tầm tuột, lá Me chua, đọt ổi, đọt Chuối Sứ cùi (cây non). Các vị bằng nhau đem nấu một lần, để vào một cục phèn chua bằng ngón tay cái, nấu nước sôi vài đạo nhắc xuống để nguội, hoặc tắm hoặc thoa vào chỗ bị ngứa để vậy cho khô, làm nhiều lần đến khi hết ngứa mới thôi. (Kinh nghiệm của An Giang).

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-chum-ruot-tam-duot-tam-ruoc-phyllanthus-acidus-l-skeels)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh lây truyền qua quan hệ T*nh d*c, nhưng có thể lây qua đường máu, hoặc truyền từ mẹ bị giang mai sang con trong thời kỳ thai nghén.
  • Bác sĩ cho em hỏi chưa quan hệ T*nh d*c bao giờ có bị giang mai không ạ? kết quả hiến máu của em ghi là dương tính với VDRL.
  • TRT-5, một nhóm gồm 8 hiệp hội chống AIDS đã ban hành một thông cáo trong đó nhóm này hết sức lo lắng đến việc ngừng điều trị hiệu quả đối với bệnh giang mai.
  • Nghiên cứu mới đây cho thấy 90% bệnh nhân không hiểu hết các triệu chứng của bệnh giang mai, dưới đây là một số triệu chứng sớm của căn bệnh nguy hiểm này.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Theo kinh nghiệm của bà con vùng cao, cây hoàng mộc thường được dùng làm Thu*c chữa lỵ, đau răng, ăn uống không tiêu (dùng dưới dạng Thu*c sắc, hoặc tán bột uống).Cây hoàng mộc còn có tên gọi là cây hoàng mù, Đông y gọi là hoàng liên gai. Là loại cây bụi nhỏ cao 2 - 3m phân nhánh nhiều; gỗ màu vàng; cành có gai chẻ ba dài 1 - 2cm, mọc dưới các cụm lá.
  • Theo Đông y, cải canh vị cay, ôn; vào kinh phế. Có tác dụng ôn hoá hàn đàm (làm ấm, tiêu đờm do lạnh, lợi khí, tán kết, chỉ thống. Chữa các chứng hàn đàm ủng phế, đàm ẩm khí nghịch, đàm thấp kinh lạc, loa lịch đàm hạch...
  • Đông y quan niệm rằng là phần thừa của xương và thuộc tạng thận. Mặt khác, theo lý luận về kinh lạc, kinh Dương minh vị đi qua vùng của chân răng, cho nên các chứng trạng của chân răng phản ánh trạng thái hư, thực, hàn, nhiệt của vị và thận.
  • Viêm kết mạc, (đau mắt đỏ), là bệnh lý thường gặp của mắt. Bệnh thường dễ lây lan và tạo thành dịch, nếu không được điều trị và phòng ngừa đúng cách.
  • Đau răng ở hầu hết trẻ em và người lớn. Bạn cần đến gặp nha sĩ khi bạn có triệu chứng đau răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY