Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Cây gai chữa cầm máu Y học cổ truyền

Cây gai quen thuộc với chúng ta. Tuy nhiên, công dụng chữa bệnh độc đáo của nó thì không phải ai cũng biết.
Có thể nói, trên đất nước Việt Nam chúng ta, đâu đâu người ta cũng biết về một món bánh thơm ngon, với nguyên liệu chủ yếu là gạo nếp, cơm dừa, đậu xanh, lạc rang và một thứ lá không thể thiếu - lá gai. Miền Bắc có bánh gai, miền Trung và miền Nam có bánh ít lá gai. Nhưng ở đây, chúng tôi không muốn cùng bạn đọc ôn lại kỷ niệm thơ bé, mà muốn chia sẻ cùng các bạn tác dụng khác vô cùng quý giá của cây gai, đó là tác dụng chữa bệnh, đặc biệt là bệnh phụ khoa thuộc hàng “gai góc”.

Cây lá gai, có tên khoa học là Boehmeria nivea (L.) Gaudich., thuộc họ Gai - Urticaceae. Phần gốc rễ của cây được dùng làm Thu*c, với tên chữ là trữ ma căn. Ngoài ra, lá của nó cũng dùng làm Thu*c, tuy nhiên ứng dụng ít hơn dùng rễ. Sau đây, chúng tôi xin nêu một vài trường hợp bệnh nhân được chữa khỏi bệnh nhờ vị Thu*c này.

Cách đây không lâu, vợ của một người bạn chúng tôi xảy ra trục trặc về sức khỏe, dù không phải kinh kỳ, nhưng cứ rong huyết liên tục, rỉ rả không dứt. Chị đi thăm khám phụ khoa và được bác sĩ kê toa, uống Thu*c được gần một tuần thì thấy hết. Nhưng dứt Thu*c chưa được mấy ngày, bệnh lại tái phát, bệnh cứ lặp đi lặp lại như vậy, khiến cả hai vợ chồng lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Anh bạn gọi điện hỏi tôi có Thu*c gì chữa được không, chứ kiểu này gay go quá. Tôi hẹn anh đưa vợ cùng tất cả hồ sơ đã khám ở viện đến để tôi chẩn đoán xem sao. Y hẹn, anh đưa chị đến khám. Quan sát, tôi thấy da mặt chị trắng bủng, xanh xao, dù cân nặng bình thường. Ngồi nói chuyện mà như muốn hụt hơi, luôn miệng than mệt, chị bảo sao mà buồn ngủ như chưa bao giờ được ngủ, nhưng ngủ dậy thì người thấy bải hoải vô cùng. Kết quả siêu âm, chiếu chụp, xét nghiệm đều không cho thấy có bệnh lý gì khác. Khi thấy tôi bắt mạch xong, thì hai vợ chồng đồng thanh hỏi:

Thế nào? Có chữa được không?

Để trấn an, tôi cười bảo: yên tâm, uống thử ít thang xem thế nào!

Tôi dùng trữ ma căn làm chủ dược, gia một số vị Thu*c điều hòa khí huyết khác nữa, cho sắc uống 5 ngày rồi tái khám.

Mới đến ngày thứ 3, anh bạn đã gọi điện báo tin: “Bà xã tớ khỏe rồi cậu ạ!”. Tôi chúc mừng anh nhưng không quên dặn thêm phải uống hết rồi quay lại xem mạch. Đúng hẹn, anh chị lại đến, sau khi khám tôi thấy khí sắc của chị đã hồng hào, mạch hòa hoãn, tôi kê thêm 5 thang nữa. Đến nay đã gần 5 năm, bệnh của chị không thấy tái phát.

Một trường hợp khác, chị này làm trong lực lượng võ trang. Sau kết hôn, chị bị sảy thai mấy lần. Cũng chạy khắp các bệnh viện nhưng tình hình vẫn rất khó khăn, lại thêm niềm mong mỏi có con càng khiến anh chị căng thẳng. Qua một số người giới thiệu, anh chị tìm đến tôi, nhờ khám giúp xem thế nào, với ý nghĩ “may ra thì được!”.

Chị kể, sức khỏe chị bình thường, kinh kỳ không trục trặc gì, nhưng hễ mang thai là lại rong huyết, có giữ lắm thì cũng được đến tháng thứ hai là mất. Lần này chị cũng vừa thử thai thì biết mình đang mang bầu được hơn 4 tuần một chút, tình trạng rong huyết lại xuất hiện. Đi khám ở viện, bác sĩ nói kiểu này chắc rồi cũng như mấy lần trước thôi. Nghe vậy, chị lo đến mất ăn, mất ngủ.

Thăm khám xong, biết chị mắc chứng sảy thai thói quen, tôi đề nghị chị nếu xin nghỉ phép được thì ở nhà dưỡng thai đến khi sinh con mới thôi. Trong quá trình mang thai, chị phải hết sức tránh những tư thế, hành vi vận động đột ngột, nên đi lại khoan thai, tránh leo cầu thang và làm những việc đòi hỏi gắng sức, giữ cho tinh thần thoải mái, kết hợp với dùng Thu*c.

Như ca bệnh đã kể ở trước, lần này tôi cũng dùng trữ ma căn làm chủ dược, kết hợp với một số vị an thai khác, kê cho chị 10 thang, sắc uống hết lại tái khám.

Uống được 5 ngày, chị gọi điện thông báo rằng tình trạng có cải thiện, không còn ra máu nữa, cái thai cũng yên hơn. Nghe tin, tôi cũng lấy làm mừng vì bệnh nhân đáp ứng Thu*c tốt.

Từ liệu trình 10 ngày /lần tái khám, tôi mạnh dạn cho kéo dài thành một tháng tái khám, kết hợp dùng bài Thu*c có trữ ma căn làm chủ. Đủ chín tháng mấy ngày thì chị vào viện sinh một bé trai nặng hơn ba cân, khỏe mạnh kháu khỉnh. Cả nhà chị mừng hơn bắt được vàng, cho người sang báo tin vui và cảm ơn, đồng thời còn ngỏ ý xin tôi làm cha đỡ đầu cho bé. Nay thằng bé cũng đã được 5, 6 tuổi, anh chị cũng đã có đứa thứ hai, mà chứng bệnh kia của chị cũng biến mất.

Ngoài hai trường hợp kể trên, chúng tôi còn ứng dụng trữ ma căn để điều trị nhiều bệnh nhân khác cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự, tất cả đều cho kết quả mỹ mãn. Vậy nên, chúng tôi xin chia sẻ ở đây, để bạn hữu gần xa lưu tâm thêm, khi cần có thể ứng dụng để cứu giúp cho người bệnh, góp phần bảo vệ cho sức khỏe của chị em.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cay-gai-chua-cam-mau-y-hoc-co-truyen-15209.html)

Tin cùng nội dung

  • Phụ nữ hầu như đều mắc bệnh về phụ khoa, chỉ có điều người nhiều người ít, có người tự khỏi, có người phải nhờ sự can thiệp của bác sĩ. Có nhiều chị em ngại không đi khám, để lâu ngày dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như tái viêm nhiễm nhiều lần, thậm chí vô sinh.
  • ThS.BS Lê Thị Hải nhấn mạnh: Chế độ ăn khi mang thai rất quan trọng, nếu mẹ ăn uống không đầy đủ, hoặc ăn quá nhiều đều không tốt đến thai nhi và cả sức khỏe của mẹ.
  • Đu đủ xanh, rau ngót, cây lô hội… là loại thực phẩm phổ biến trong cuộc sống. Tuy nhiên, phụ nữ trong quá trình mang thai nên hạn chế ăn các loại thực phẩm này.
  • Đông y coi ngũ gia bì là một vị Thu*c có tác dụng mạnh gân cốt, khu phong hóa thấp chủ trị đau bụng, yếu chân... Theo tài liệu cổ, ngũ gia bì vị cay, tính ôn vào 2 kinh can và thận.
  • Chả hiểu con bé kia ăn ở thế nào, mà còn non choẹt đã phải đi khám phụ khoa, chắc là chơi bời, quan hệ bừa bãi lắm đây! Có phải cô lăng nhăng với thằng nào, nên mới mắc bệnh đúng không?
  • Trong một số trường hợp phụ nữ khi mang thai có bệnh lý thần kinh và tâm thần có thể đưa đến tình trạng bệnh nặng hơn. Vì vậy rất cần chú ý đến bệnh động kinh trong quá trình mang thai.
  • Chị em làm việc hay phải ngồi nhiều dễ dẫn đến các bệnh phụ khoa. 8 động tác dưới đây sẽ giúp bảo vệ sức khoẻ cho chị em.
  • Có đến 20-30% bạn gái chưa quan hệ T*nh d*c vẫn mắc bệnh phụ khoa. Sợ mất trinh nên các thiếu nữ thường không đi khám, khiến bệnh thành nặng.
  • Bệnh lây qua đường T*nh d*c trong thai kỳ, có thể gây ra nguy cơ sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, và bệnh lý ở trẻ sơ sinh.
  • Gần hai năm nay em bị tiểu dắt. Cho em hỏi nếu mắc bệnh phụ khoa thì có bị tiểu dắt không ạ? Vì em hay thấy sót nơi *m đ*o...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY