Bài thuốc dân gian hôm nay

Cây Muồng truổng, Ưng bất bạc, trị đau nhức xương khớp, viêm gan: theo GS.TS. PHẠM XUÂN SINH

Cây muồng truổng trị phong thấp, đau nhức xương khớp; đau cơ, đau xương. Theo y học cổ truyền, muồng truổng vị đắng, cay. Tính hơi ấm. Có tác dụng khu phong lợi thấp, lợi thủy, hành khí, hoạt huyết, chỉ thống. Trị viêm gan vàng da, viêm thận phù thũng, phong thấp, đau nhức xương khớp, đau nhức răng, ngã chấn thương, sưng tấy, dị ứng, ngứa lở.

Muồng truổng, còn gọi là cây Sẻn, Hoàng mộc dài (Zanthoxylum avicenniae (Lamk.) DC.), họ Cam (Rutaceae).

Muồng truổng chỉ có ở các tỉnh trung du và miền núi thấp ở Ninh Bình, Hòa Bình, Bắc Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế.

Bộ phận dùng là quả, vỏ thân, lá và rễ. Có thể thu hái quanh năm, dùng tươi, hoặc khô. Có thể sắc uống riêng từng bộ phận của cây, hoặc phối hợp chúng với các vị Thu*c khác, với liều 30-60g (rễ, vỏ thân tươi), hoặc 6 -12g khô.

Dưới đây là những bài Thu*c dùng vị Muồng truổng

Trị phong thấp, đau nhức xương khớp; đau cơ, đau xương do chấn thương: Rễ muồng truổng tươi 30- 50g, nếu khô 15g. Sắc uống, ngày một thang, chia 2 lần trước bữa ăn 1h30 phút.

Hoặc vỏ thân muồng truổng, hy thiêm, phòng kỷ, mộc thông, thổ phục linh, mỗi vị 20g. Sắc uống, ngày một thang, chia 3 lần uống trong ngày, trước bữa ăn.

Trị viêm gan, vàng da: rễ muồng truổng, cây ban (cây nọc sởi: Hypericum japonicum), nhân trần, bòi ngòi lớn (Hedyotis hedyotidea (DC.)Hand. Mazz.), mỗi vị 15g. Sắc uống trong ngày. Uống trước bữa ăn 1h30 phút. Khi uống Thu*c, cần tránh uống rượu bia. Cần lưu ý, cây nọc sởi và cây bòi ngòi, dùng toàn cây phơi khô.

Trị đau dạ dày, đau bụng: quả muồng truổng tán bột mịn, uống với nước sôi để nguội, mỗi lần 3- 5g. Có thể phối hợp với bột cam thảo, đồng lượng.

Trị đau, nhức răng: vỏ rễ muồng truổng, rửa sạch, thái nhỏ, nhai, ngậm. Khi nhiều nước bọt thì nhổ đi. Có thể lấy vỏ rễ, ngâm vào rượu 40 độ. Sau 3-5 ngày, lấy rượu, ngậm trị đau nhức răng. Có thể phối hợp ngâm với quả xuyên tiêu.

Trị mẩn ngứa, dị ứng: lá muồng truổng tươi 30g, lá khế tươi 30g, rửa sạch, giã nát, đắp rồi lấy vải xô sạch, băng vào nơi bị bệnh. Nếu bị ngứa toàn thân, tăng lượng của 2 lá trên lên 50g, rồi giã nát, thêm nước. Dùng nước này rửa vào nơi bị mẩn ngứa, hoặc mụn lở loét.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-muong-truong-ung-bat-bac-tri-dau-nhuc-xuong-khop-viem-gan-theo-gsts-pham-xuan-sinh)

Tin cùng nội dung

  • Theo kinh nghiệm dân gian bà con thường lấy rễ cây men sứa làm Thu*c, thu hái quanh năm. Đào về, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng thái miếng mỏng, để sống hoặc sao qua.
  • Nguyên nhân đau nhức khớp vào mùa lạnh là do không khí lạnh thâm nhập vào cơ thể qua đường da bởi các lỗ chân lông, làm cho mạch máu tại các vùng da đó co lại
  • Hầu hết NCT bị đau nhức khớp ở mức độ nhẹ hay nặng là do khớp bị viêm mà ngay từ đầu họ không để ý hoặc biết nhưng chủ quan, xem thường
  • Chứng đau nhức xương, khớp gặp chủ yếu ở người trưởng thành, đặc biệt ở người cao tuổi (NCT).
  • Thời tiết chuyển mùa, nhất là khi trời lạnh là điều kiện thuận lợi cho các bệnh xương khớp xuất hiện, đặc biệt là ở người cao tuổi.
  • Tôi 40 tuổi, sức khỏe bình thường, làm văn phòng. Gần đây, khi thời tiết bắt đầu lạnh, tôi rất hay bị đau nhức chân tay, mình mẩy. Bệnh làm tôi rất khó chịu, nhiều khi mất ngủ.
  • Theo y học cổ truyền, tất cả các bệnh có đau nhức ở khớp xương, có sưng nóng đỏ hay chỉ tê, nặng ở tại khớp đều nằm trong phạm trù chứng tý hay bệnh tý.
  • Tôi 27 tuổi, lấy vợ được hai năm, thỉnh thoảng lại đau nhức ở hai bên tinh hoàn.
  • Chào bác sĩ, Em vừa sinh con khoảng 1 tháng 8 ngày. Khoảng 1 tuần nay em đau nhức bầu vú bên phải, bầu vú căng cứng, nổi cục. Em đã chườm nóng và dùng máy hút sữa hút ra thì ban đầu chỉ hút được 1 ít sữa, 2 ngày nay thì có hiện tượng khả quan hơn, sửa được hút ra nhiều hơn, sau khi chườm nóng nhưng sau khi hút sữa xong là em lại bị đau trở lại, hoặc sau khi chườm nóng thì lại bị đau.
  • Theo quan niệm y học cổ truyền đinh hương có mùi thơm, vị cay, tính ôn, đi vào các kinh phế, tỳ, vị và thận. Có tác dụng ôn trung (ấm bụng), noãn thận (ấm thận), kích thích tiêu hóa, chỉ huyết.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY