Dinh dưỡng hôm nay

Cây tầm xuân có những công dụng chữa bệnh khác nhau

Cây tầm xuân (tên gọi khác: Dã tường vi, thập tỉ muội, hồng tầm xuân, ngưu cúc, thích hoa,...) có tên khoa học là Rosa multiflora Thunb. Cây tầm xuân có nguồn gốc từ Trung Quốc và được đưa về Việt Nam từ cách đây rất nhiều năm.

Cây tầm xuân có những công dụng chữa bệnh khác nhau - Ảnh 1.

Cây tầm xuân có nguồn gốc từ trung quốc và được đưa về việt nam từ cách đây rất nhiều năm.

Cây tầm xuân toàn thân nhiều gai nhọn, có móc giúp chúng leo lên dễ dàng để sống bám vào các cây khác hoặc mọc thành bụi, chiều cao từ 1-5m; cây có lá dạng kép lông chim, với 5-7 lá chét. lá có hình dạng nhỏ và dài 2-5cm, bề mặt lá có lớp lông tơ nhỏ; hoa tầm xuân có đường kính khoảng 4-6cm, gồm 5 cánh. hoa thường mọc theo chùm và chỉ nở duy nhất một mùa trong năm vào mùa xuân. quả tầm xuân có màu đỏ rất đặc trưng; hạt tầm xuân chứa nhiều thành phần dưỡng chất tốt cho cơ thể.

Cây tầm xuân có những công dụng chữa bệnh khác nhau - Ảnh 2.

Cây tầm xuân toàn thân nhiều gai nhọn, có móc giúp chúng leo lên dễ dàng để sống bám vào các cây khác hoặc mọc thành bụi

Cây tầm xuân là một vị Thu*c, từng bộ phận của tầm xuân có những công dụng chữa bệnh khác nhau: trị bỏng, táo bón, nôn ra máu, chảy máu cam,...tuy nhiên, do thuộc họ hoa hồng, nên điều bạn cần lưu ý là nhận diện loại cây này do những đặc điểm bên ngoài khá giống với cây hoa hồng gai nhiều người thường nhầm lẫn.

Trị chảy máu cam, nôn ra máu: Hoa tầm xuân 6g, tử tuệ căn 15g, rễ cỏ tranh 30g. Sắc uống.

trị viêm loét niêm mạc miệng: 30ml sương đọng trên hoa tầm xuân được lấy vào buổi sáng sớm. pha sương thu được với một chút nước ấm uống trước khi ăn.

trị mụn ung nhọt có mủ:tầm xuân khô, giấm, mật ong. nghiền lá tầm xuân thành bột mịn. khi dùng lấy một ít trộn chung với giấm và mật ong sao cho được hỗn hợp đặc sệt, đắp vào nơi tổn thương mỗi ngày 1 lần.

Chữa phù cho bệnh nhân viêm thận: Quả tầm xuân 6g, hồng táo 3g, sắc uống.

Quả tầm xuân 20g, đại hoàng 3g. sắc uống hàng ngày, chia làm 3 phần uống vào buổi sáng, trưa, tối.

trị đau răng, chữa viêm loét miệng: rễ tầm xuân tươi. sắc nước đặc uống hoặc ngậm trong miệng 5-10 phút. ngày 3 lần.

chữa u bướu tuyến giáp: hoa tầm xuân 5g, hoa trùng bì 5g, hoa thanh bì 5g, hoa hồng 5g. sắc uống, uống khi Thu*c còn ấm.

Chữa viêm loét ở chân: Lá tầm xuân tươi hoặc khô. Nấu nước để vệ sinh vết thương 2-3 lần trong ngày.

chữa bỏng: lấy rễ tầm xuân tươi nấu nước rửa vết bỏng.rễ tầm xuân sấy khô, nghiền thành bột rồi trộn với dầu vừng đắp vào nơi tổn thương.

Trị nhọt độc sưng đau: 1 nắm lá và cành non của cây tầm xuân, một ít muối ăn, giã nát. Sau đó, đắp trực tiếp lên nốt mụn, dùng băng gạc y tế băng cố định lại Thay Thu*c 1-2 lần mỗi ngày.

trị liệt mặt, liệt nửa người do biến chứng của bệnh tăng huyết áp: rễ tầm xuân 30g. sắc nước đặc uống trong ngày.

Chữa tiểu khó, bí tiểu: Quả tầm xuân 10g, mã đề và biển súc mỗi loại 30g. Sắc uống.

trị viêm khớp, liệt nửa người, rối loạn kinh nguyệt, tiểu tiện mất kiểm soát: rễ tầm xuân 30g. sắc uống.

Chữa đái dầm và chứng đi tiểu đêm nhiều lần: Rễ tầm xuân 30g. Sắc uống.

Hỗ trợ điều trị bệnh phổi: Rễ tầm xuân 15g, bo bo 30g, hạt bí đao 30g. Sắc uống.

chữa bệnh trĩ ra máu, tổn thương do trật đả: rễ tầm xuân tươi 30g. rửa sạch, giã nát lọc lấy nước uống.

trị đau bụng kinh: quả tầm xuân 120g, đường, rượu vang. sắc quả tầm xuân sắc lấy nước đặc. sau đó hòa chung với đường và rượu vang uống khi Thu*c còn ấm.

Trị táo bón: Quả tầm xuân 10g, tướng quân 3g. Sắc uống.

Cây tầm xuân có những công dụng chữa bệnh khác nhau - Ảnh 5.

Cây tầm xuân có những công dụng chữa bệnh khác nhau

Theo BS. Lê Thị Hương

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/cay-tam-xuan-co-nhung-cong-dung-chua-benh-khac-nhau-20210116175831902.htm)

Tin cùng nội dung

  • Tự kỷ đang ám ảnh nhiều gia đình có con nhỏ vì căn bệnh này đang có chiều hướng gia tăng và chưa có phương pháp chữa khỏi.
  • Thịt lươn có thành phần dinh dưỡng cao. Trong 100g thịt lươn gồm có 12,7g chất đạm, 25,6g chất béo tổng cộng (trong đó có 0,05g cholesterol) và 285 calo.
  • Cơ địa nhạy cảm với Thuốc cũng là một yếu tố để BS quyết định phác đồ, bên cạnh đó bệnh gan hay bệnh thận kèm theo cũng sẽ ảnh hưởng quyết định dùng Thuốc của bác sĩ.
  • Tôi muốn đăng ký khám chữa bệnh tại nhà cho ba mẹ tôi thì liên hệ ở đâu? Thủ tục như thế nào? Sắp tới công việc của tôi rất bận nên muốn tìm dịch vụ này cho tiện. Cảm ơn mangyte.vn! (Thu Hồng - Đà Nẵng)
  • Theo quan niệm của y học cổ truyền, tầm xuân có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, trừ phong, hoạt huyết chỉ huyết, giải độc giảm đau.Tầm xuân thuộc loài cây nhỏ họ quế hoa. Theo quan niệm của y học cổ truyền, tầm xuân có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, trừ phong, hoạt huyết chỉ huyết, giải độc giảm đau, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như hoàng đản, thủy thũng, lỵ tật, tiêu khát, bĩ tích, đái dầm ở trẻ em...
  • Theo Đông y, húng quế vị cay, nóng, thơm dịu. Có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm đau, lợi tiểu, lương huyết.
  • Sấu không chỉ là món ngon thường có trong bữa cơm gia đình Việt trong những ngày hè mà còn là dược liệu rất tốt trong chữa bệnh.
  • Từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng các biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để chữa đau lưng, đau khớp, sưng nề sau chấn thương, hoặc điều trị các viêm tấy. Để chườm nóng hoặc chườm lạnh, người ta sử dụng các chất trung gian truyền nhiệt...
  • Chảy máu cam Đông y gọi là “Tỵ nục”- một trong những chứng “nục huyết”, bệnh phát sinh do huyết nhiệt vong hành nghĩa là huyết phận có nhiệt gây nên.
  • Không biết vì sao loại hoa này lại mang tên “tầm xuân”, phải chăng là vì hoa cứ tìm (tầm) mùa xuân mà khai bông khoe sắc. Trong dân gian, tầm xuân còn có nhiều tên khác như thích hoa, bạch tàn hoa, thích mi, ngưu cức, tường mi, thập tỉ muội, thất tỉ muội, dã tường vi, hòa thượng đầu..., tên khoa học là Rosa multiflora Thunb, thuộc họ hoa hồng Rosaceae. Tầm xuân mọc thành bụi, lá kép lông chim, thân nhiều gai, hoa 5 cánh nhỏ bé nhưng khá đẹp với nhiều màu sắc khác nhau như hồng, đỏ, trắng, vàng..
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY