Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cha mẹ cần biết 11 thứ trẻ cần học để khỏe mạnh, hạnh phúc hơn trong tương lai

Để có cuộc sống sau này hạnh phúc, thành công, trẻ cần học ngoại ngữ, bơi lội, dọn dẹp, nấu ăn, thư giãn trong những năm đầu đời - khoảng thời gian định hình tính cách con người.

Dưới đây là 11 thức bạn nên cho con trẻ học:

1. Ngoại ngữ

Nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ học thêm ngôn ngữ thứ hai thích nghi nhanh hơn với sự thay đổi, có trí nhớ tốt hơn và dễ nắm bắt ngôn ngữ.

Nó cũng giúp trẻ trong quá trình giao tiếp với người nước ngoài, tăng khả năng cạnh tranh trong công việc. Các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Rotman ở Canada cho biết thêm việc biết hai ngôn ngữ giúp trí não trì hoãn sự phát triển của bệnh Alzheimer.

2. Bơi lội

Các hoạt động thể chất giúp con người sống lành mạnh hơn. Bơi lội không chỉ giúp trẻ sống sót trong trường hợp khẩn cấp. Nó còn mang lại cho trẻ trải nghiệm tuyệt vời, hoàn thiện tứ chi, tăng khả năng phối hợp. Theo nghiên cứu của Trung tâm Công nghệ Sinh học Mỹ, bơi lội cũng tăng cường sức mạnh của não bộ.

3. Chơi nhạc cụ

Nghiên cứu do Journal of Neuroscience công bố cho thấy chơi nhạc cụ giúp cải thiện thính giác, trì hoãn quá trình suy giảm năng lực của não bộ do lão hóa. Trẻ biết chơi nhạc cụ sẽ có khả năng giao tiếp và biết cách thể hiện bản thân sáng tạo hơn.

4. Khiêu vũ

Nghiên cứu của ĐH Karlstad (Thụy Điển) chỉ ra rằng khiêu vũ giúp cải thiện tình trạng hiếu động thái quá ở trẻ. Nó cho phép trẻ giao tiếp, thể hiện cảm xúc thông qua thông qua cơ thể.

Với sự trợ giúp của âm nhạc, khiêu vũ kích thích tính sáng tạo, kỹ năng xã hội, kỹ năng vận động. Khiêu vũ cũng giúp trẻ đến gần hơn với các nền văn hóa khác nhau, khiến trẻ cởi mở, tự tin hơn về cơ thể mình.

5. Tái chế

Bằng cách tái chế rác, chúng ta góp phần bảo vệ Trái Đất, để lại thế giới tốt đẹp hơn cho thế hệ tương lai. Nó đồng thời giúp trẻ sáng tạo hơn, biết rằng chúng không cần đến những thứ đồ đắt tiền để thực hiện ý tưởng của mình. Hiện nay, nhiều trường ở Tây Ban Nha dạy học sinh tái chế để nâng cao nhận thức về tiêu dùng và bảo vệ trường.

6. Dọn dẹp

Trật tự và vệ sinh là hai điều không thể thiếu trong cuộc sống con người. Ngoài việc mang lại cuộc sống lành mạnh, lau chùi, dọn dẹp còn giúp quá trình hoạt động tinh thần có cấu trúc và tổ chức hơn. Ở Nhật Bản, trực nhật trường, lớp là một phần của giáo dục.

7. Tư duy định hướng

Việc hình thành, phát triển tư duy định hướng tốt cho não bộ của trẻ, giúp chúng xử lý mọi chuyện dễ dàng hơn. Một nghiên cứu cho thấy con người có một hệ thống định vị bên trong, tạo ra mạng lưới tế bào thần kinh. Khi con người học hỏi, hệ thống này nuôi dưỡng tư duy định hướng, giúp não lập các tuyến kế hoạch, cải thiện quá trình đưa ra quyết định.

8. Nấu ăn

Khi học nấu ăn, trẻ cẩn thận hơn khi ăn uống, hạn chế ăn vặt, đồ ăn nhanh. Nấu ăn theo công thức cũng giúp trẻ hiểu rõ tầm quan trọng của việc thực hiện theo hướng dẫn đồng thời dùng giác quan để cảm nhận từng phần của cuộc sống. Đương nhiên, khi trẻ nấu ăn, phụ huynh cần ở bên cạnh để đảm bảo an toàn.

9. Tiêu tiền

Khi lớn lên, trẻ dần tự chịu trách nhiệm tài chính. Nếu không được chuẩn bị, trẻ dần mắc sai lầm. Do đó, phụ huynh cần dạy con hiểu tiền là công cụ, không phải phần thưởng. Nó không đủ quan trọng để trẻ học cách tiết kiệm. Thay vào đó, trẻ cần nắm được phương pháp tiêu tiền hợp lý.

10. Biểu đạt cảm xúc

Không ai trưởng thành mà không trải qua những cảm xúc tiêu cực. Tuy nhiên, những khó chịu như vậy có thể tránh được nếu phụ huynh dạy trẻ cách xác định các cảm xúc này, biểu đạt nó để người lớn hiểu. Trí thông minh cảm xúc sẽ giúp trẻ đưa ra quyết định, phản ứng phù hợp.

11. Thư giãn

Trẻ con cũng có những áp lực về học tập, mối quan hệ với người xung quanh. vì thế, cha mẹ cần dạy con tầm quan trọng của nghỉ ngơi, tìm khoảnh khắc phù hợp để vui chơi, giải tỏa căng thẳng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cha-me-can-biet-11-thu-tre-can-hoc-de-khoe-manh-hanh-phuc-hon-trong-tuong-lai)

Chủ đề liên quan:

cha mẹ dạy trẻ đúng cách trẻ em

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Nhà mỗi cậu quý tử độc đinh, từ nhỏ tới lớn cậu muốn gì cha mẹ chiều nấy, còn mỗi vớt trăng dưới nước, hái sao trên trời là cậu chưa được toại nguyện.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY