Thẩm mỹ hôm nay

Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người.. Vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức trong đời sống xã hội.

Cha mẹ cần chuẩn bị những gì trước khi cho con vào lớp 1?

Trẻ vào lớp 1 là bước ngoặt lớn của cả con và cha mẹ. Vì vậy cha mẹ cần chuẩn bị cho con cả kỹ năng và tâm lý để con vững vàng khi vào lớp 1.

Việc chuẩn bị tâm lý và những kỹ năng cần thiết cho con trước khi bước vào lớp 1 là điều rất cần thiết. bởi khi con chuyển từ mẫu giáo – nơi chủ yếu là chơi để con vào lớp 1 với môi trường tiểu học chủ yếu học tập là một bước ngoặt lớn, có thể sẽ không kịp thích nghi. chính vì vậy, cha mẹ cần có những chuẩn bị tốt giúp con vững vàng bước vào đời.

Cha mẹ cần trang bị các kỹ năng cần thiết trước khi con vào lớp 1 (ảnh minh họa)

Tạo cho bé tâm lý thích thú khi được đi học:

Bạn có thể kể cho bé nghe một ngày đến trường của con sẽ diễn ra như thế nào. nó sẽ hoàn toàn không giống với những giờ học ở trường mẫu giáo. rằng thay vì học hát học múa thì con sẽ được học nhiều môn hay ho như viết chữ, tập đọc, đánh vần. sẽ có nhiều thầy cô mới và bạn bè mới. bạn cũng có thể đưa bé đến trường tham quan trước ngày bé nhập học, chỉ cho con thấy lớp học với sự sắp xếp bàn ghế, bảng đen, các khu vực ăn uống, vui chơi, vệ sinh… những điều mới mẻ sẽ cho bé cảm giác háo hức về một môi trường mà bé sẽ ở đó phần lớn thời gian. và sự háo hức này sẽ khiến bé thích được đi học để được trải nghiệm những điều mới mẻ.

6 điều cha mẹ cần chuẩn bị trước khi con vào lớp 1

Kỹ năng tự chăm sóc bản thân

Trẻ lên 6 là giai đoạn gần như đã được hoàn thiện về các kỹ năng tự chăm sóc bản thân như: tự thay quần áo, tự tắm rửa, tự vệ sinh sạch sẽ... nếu con còn thiếu những kỹ năng nào, cha mẹ cần bổ sung ngay vì khi trẻ tới trường, các thầy cô không thể theo sát trẻ để giúp con thực hiện những việc đó.

Kỹ năng giao tiếp lễ phép, lịch sự

Các bé đến tuổi đi học cần được trang bị kỹ năng giao tiếp lịch sử tối thiểu là việc chào hỏi người lớn. Khi trẻ đến truường sẽ thường xuyên được gặp các thầy cô, các bác phụ huynh, trẻ cần lễ phép, lịch sự, chào hỏi đàng hoàng.

Tập thói quen cho con ngồi vào bàn học 30 phút

Trước khi con vào lớp 1, cha mẹ nên giúp con hình thành thói quen ngồi vào bàn học sau khi ăn tối, biết sắp xếp ngăn bàn và đồ dùng học tập, đi ngủ đúng giờ để hôm sau dậy sớm đi học vì trường tiểu học vào lớp sớm hơn mẫu giáo.

Phụ huynh cũng cần chuẩn bị tâm lý cho mình để giải quyết những vấn đề của con akhiến mình dễ cáu như: buổi tối ngồi học thì vừa học vừa chơi, đang học lại đi vệ sinh, uống nước liên tục... "bố mẹ nên trao đổi kịp thời với giáo viên chủ nhiệm và phải sát sao với việc học tập của con, đừng cho rằng đó là trách nhiệm riêng của nhà trường và giáo viên".

Kỹ năng tự lập

Phụ huynh cũng cần tạo cho trẻ thói quen tự lập bằng cách khuyến khích trẻ làm những công việc nhà đơn giản, tự tạo thời gian biểu học tập, vui chơi và nghiêm túc thực hiện thời gian biểu ấy.

Dạy trẻ khả năng tập trung

Ban đầu, trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc tập trung vào học tập vì đã quen với việc vui chơi suốt thời mẫu giáo. Chơi bao giờ cũng dễ hơn học, cho nên các thầy cô luôn tổ chức rất nhiều trò chơi trong tiết học: chơi với các trò chơi trên máy tính, các trò chơi với chữ cái, con số để các con có thể tập trung một cách dễ dàng hơn.

Chuẩn bị tâm lý cho con

Trong buổi đầu con đến với môi trường mới, cha mẹ cần lắng nghe con, giúp con làm quen bằng cách cùng đi học với con. thực tế, có những ông bố bà mẹ không chuẩn bị tâm lý cho con đã khiến con sợ hãi khóc thét khi đến trường. việc phụ huynh đẩy bé vào cổng, mặc kệ bé khóc hay hứa lèo với con là ba mẹ đi một chút sẽ trở lại đón con... sẽ khiến bé có cảm giác sợ bị bỏ rơi.

Khi học mẫu giáo bé được tự do hơn, nên lúc vào trường mới bé phải đối mặt với thầy cô, bạn bè mới cũng như quy tắc mới, bé sẽ có nhiều sợ hãi. Hơn nữa giai đoạn này, bé tiếp tục có những thay đổi về thể chất như rụng răng sữa, mọc răng hàm, nên dễ mắc bệnh. Trong khi đó, nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh, những thắc mắc về mọi hiện tượng của bé nhiều hơn. Vì thế phụ huynh cần quan tâm, lắng nghe để thấu hiểu con, đừng bao giờ dọa "con mà không đi học thì mẹ không thương, mẹ đánh đòn hoặc mẹ cho ra ngoài đường", bởi những đe dọa ấy ít nhiều đều làm tổn thương tâm hồn non nớt của con.

Các chuyên gia đều khuyên, thay vì lo cho con học chữ trước, cha mẹ hãy chú ý rèn luyện thể chất và tâm lý cho bé. cho bé làm quen với trường mới, với sách vở, rèn luyện tính tập trung của con, tạo hứng thú cho con khi ngồi vào bàn học với lời khen, hay phần thưởng nào đó... để bé tự tin vào lớp 1.

10 kỹ năng trẻ cần có trước khi vào tiểu học của Ofsted:

Có khả năng ngồi yên và lắng nghe.

Biết tôn trọng những đứa trẻ khác.

Hiểu được từ “Không” và giới hạn của các hành vi.

Hiểu được từ “Dừng lại” và những câu tương tự dùng để nói, khi muốn ngăn chặn một điều gì đó nguy hiểm.

Biết đi bộ và có thể biết sử dụng bồn cầu.

Nhận ra tên của chính mình.

Biết nói với người lớn để đề nghị sự giúp đỡ.

Biết cách cởi áo khoác và biết tự đi giày.

Biết nói một câu đầy đủ, không chỉ là một từ

Biết mở và thưởng thức một cuốn sách.

Hoài An

Mạng Y Tế
Nguồn: Khỏe 365 (http://khoe365.nguoiduatin.vn/cha-me-can-chuan-bi-nhung-gi-truoc-khi-cho-con-vao-lop-1-1249.html)
Từ khóa:

Tin cùng nội dung

  • Dạy con cách tự cứu thương sẽ giúp cho con an tâm và cứu chữa cho chính mình kịp thời.
  • Hóc dị vật đường thở là một trong những T*i n*n cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên.
  • Trầm cảm là một căn bệnh thực sự có ảnh hưởng đến cả người lớn lẫn trẻ em. Trong thực tế, ngay cả trẻ dưới 3 tuổi cũng có thể mắc chứng bệnh này.
  • Con em bị té cách đây 2 ngày, trên đầu bị lõm vào một lỗ khoảng 2x2cm, không sưng, không chảy máu. Em đưa bé vào BV huyện khám, các bác sĩ bảo lên BV tỉnh chụp CT scan. Nhà em chưa có ai phải chụp CT bao giờ nhưng nghe nói chụp CT khó chịu lắm, phải vô hóa chất gì đó mới chụp. Bé nhà em sợ lắm, em phải làm sao để trấn an bé? Nhờ Mangyte tư vấn giúp. Em cảm ơn ạ! (Bạch Huệ - huetrang…@gmail.com)
  • Theo các chuyên gia y tế, việc chờ bằng được vaccine dịch vụ để tiêm cho trẻ sẽ kéo dài thời gian trẻ không được phòng bệnh, thậm chí rất nguy hiểm vì nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch có thể sẽ bị mắc bệnh trước
  • Con tôi bị bệnh u tuyến thượng thận đã đi chụp phim và BS chỉ định phải mổ. Cho tôi hỏi hiện tại BHYT của con tôi ở Trung tâm cấp cứu 115, nếu tôi muốn đưa cháu đến mổ và điều trị tại BV Nội tiết tố TW hoặc BV Việt Đức thì phải BHYT hỗ trợ được bao nhiêu? Chi phí cho 1 ca mổ là bao nhiêu? Mong sớm được hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn! (Thu Anh - Hà Nội)
  • Chào Mangyte, BS điều trị nghi ngờ tôi bị xơ vữa động mạch vành sau 10 năm bị tiểu đường. BS chỉ định chụp CT mạch vành cản quang. Mangyte có thể cho biết, tôi cần chuẩn bị gì trước khi chụp. Tôi có đăng ký bảo hiểm y tế tại BV quận 1, TPHCM. Tôi muốn chuyển viện đi chụp CT cản quang tại Hòa Hảo. Vậy cho bảo hiểm có thanh toán khoản này? Xin cảm ơn. (Nguyễn Văn Hải, Quận 1, TPHCM).
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Có một điều thú vị cha mẹ nên biết, tuổi lên 2 chính là “tuổi nói không” ở trẻ và nếu biết cách sẽ không những khắc phục được sự ương bướng ở con mà còn là cơ hội rất tốt để giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách.
  • Nhà mỗi cậu quý tử độc đinh, từ nhỏ tới lớn cậu muốn gì cha mẹ chiều nấy, còn mỗi vớt trăng dưới nước, hái sao trên trời là cậu chưa được toại nguyện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY