Sơ cấp cứu hôm nay

3 nguyên tắc cứu thương nhất thiết cha mẹ phải dạy cho trẻ

Dạy con cách tự cứu thương sẽ giúp cho con an tâm và cứu chữa cho chính mình kịp thời.
Thật khó tránh khỏi sự đãng trí và chẳng may bị tổn thương. Nếu không có người lớn ở đó, chắc chắn con sẽ hoảng hốt lắm. Dạy con cách tự cứu thương sẽ giúp cho con an tâm và cứu chữa cho chính mình kịp thời.

Các cha mẹ hãy dạy con một số nguyên tắc cứu thương như sau nhé:

Nếu bé bị bỏng, việc đầu tiên là xối nước vào vết thương, không cởi quần áo chỗ bị thương tránh trường hợp vải dính vào da thịt. Xối nước lâu một chút. Nhiều vết bỏng nhỏ hoặc nhẹ sẽ khỏi ngay khi mới xối nước. Sau đó bé lấy bông gạc băng vết thương lại và gọi cứu thương hoặc gọi người lớn.

Khi bé bị chảy máu, việc cần làm là bé cần vệ sinh cho sạch vết thương nếu dính bẩn. Sau đó lấy bông lau nhẹ vết thương và băng bó lại. Nếu vết thương nhỏ, có thể băng bằng băng keo cá nhân. Nếu vết thương lớn, bé cần bông băng y tế.

Việc băng bó phải làm cẩn thận, quấn nhiều vòng, quấn chặt tay vừa phải, quấn quá chặt sẽ khiến bông băng dính chặt vào vết thương, gây đau đớn cho bé. Sau đó, bé cần gọi người lớn để kiểm tra lại.

Với các vết bầm nhẹ, thương tổn không lớn, chúng ta nên dùng đá chườm lạnh ngay sau khi bị té ngã, đụng cạnh bàn, trượt cầu thang, sau phẫu thuật… Mục đích là giúp mạch máu co lại, khiến vết thương giảm viêm giảm sưng, giảm chảy máu.

Với những vết bầm máu sau phẫu thuật, chúng ta có thể xịt nước khoáng kết hợp với chườm lạnh cũng giúp giảm sưng và tan máu bầm nhanh hơn.

Với những vết bầm máu ở chân tay, có thể kết hợp với băng ép thành mạch, kê cao chi bị chấn thương…

Tuyệt đối không nên lăn trứng gà, xoa dầu nóng lên vết máu bầm. Sự hiểu biết sai lầm này sẽ khiến vị trí chấn thương bị chảy máu nhiều và vết thương viêm nhiễm nặng hơn.

Mangyte.vn
Theo TS Vũ Thu Hương - Sức khỏe và đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-3-nguyen-tac-cuu-thuong-nhat-thiet-cha-me-phai-day-cho-tre-2552.html)
Từ khóa: cứu thương

Chủ đề liên quan:

cha mẹ cứu thương

Tin cùng nội dung

  • Cuộc sống bận rộn khiến con cái không còn nhiều thời gian quan tâm đến cha mẹ một cách sâu sắc và thiết thực.
  • Vừa chào đời, bé Nguyễn Hồng Vũ đã mắc chứng ly thượng bì bọng nước bẩm sinh khiến khắp cơ thể lở loét và bị cha mẹ bỏ rơi. Câu chuyện của bé trai tội nghiệp ngay khi được đăng tải đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cư dân mạng.
  • Chăm sóc người lú lẫn, rối loạn trí tuệ là cả một công việc khó khăn, nặng nhọc, với nhiều kiên nhẫn, khoan dung, chiếm gần hết ngày. Trách nhiệm người săn sóc là rất lớn lao.
  • Trước khi quyết định có con, chúng tôi đi tầm soát thì phát hiện chồng tôi bị bệnh thalassemia ở thể nhẹ, dạng alpha. Tại sao khi bị bệnh mà sức khỏe của chồng tôi vẫn bình thường.
  • Hóc dị vật đường thở là một trong những T*i n*n cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên.
  • Trầm cảm là một căn bệnh thực sự có ảnh hưởng đến cả người lớn lẫn trẻ em. Trong thực tế, ngay cả trẻ dưới 3 tuổi cũng có thể mắc chứng bệnh này.
  • Theo các chuyên gia y tế, việc chờ bằng được vaccine dịch vụ để tiêm cho trẻ sẽ kéo dài thời gian trẻ không được phòng bệnh, thậm chí rất nguy hiểm vì nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch có thể sẽ bị mắc bệnh trước
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Có một điều thú vị cha mẹ nên biết, tuổi lên 2 chính là “tuổi nói không” ở trẻ và nếu biết cách sẽ không những khắc phục được sự ương bướng ở con mà còn là cơ hội rất tốt để giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách.
  • Nhà mỗi cậu quý tử độc đinh, từ nhỏ tới lớn cậu muốn gì cha mẹ chiều nấy, còn mỗi vớt trăng dưới nước, hái sao trên trời là cậu chưa được toại nguyện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY