Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Cha mẹ làm những việc này khi trẻ sốt có thể khiến con mất mạng

BS khuyến cáo, không có Thu*c nào phòng được sốt cao và co giật, nếu trẻ chỉ sốt 38 độ, chưa cần uống hạ sốt.

Sốt ở trẻ nhỏ không phải là bệnh mà chỉ là một triệu chứng của nhiều nguyên nhân, phần lớn là do nhiễm trùng (vi trùng, siêu vi trùng, ký sinh trùng). Cũng có khi sốt do mắc bệnh ác tính như sốt xuất huyết hoặc sốt do Thu*c, sau chích ngừa vaccine, mọc răng hay không rõ nguyên nhân.

Cách phát hiện và đánh giá mức độ khi trẻ bị sốt

Cách phát hiện trẻ nhỏ bị sốt

Khi thấy trẻ mặt má đỏ bừng hoặc hơi tái, mắt mất vẻ tinh nhanh, trẻ hay quấy khóc hay mệt mỏi, ngủ nhiều. Sờ trán, lòng bàn tay hoặc chân tay thấy trẻ nóng; hay lấy má người mẹ áp lên trán của trẻ thấy nóng hơn là trẻ bị sốt. Cách phát hiện chính xác nhất là dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ, nếu nhiệt độ ở trên 37,5 độ C là trẻ bị sốt.

Đánh giá mức độ sốt

- Khi nhiệt độ từ 37,5 - 38,5 độ C là sốt nhẹ.

- Khi nhiệt độ từ 38,5 - 39 độ C là sốt vừa.

- Khi nhiệt độ từ 39 - 40 độ C là sốt cao.

- Khi nhiệt độ >40 độ C là sốt rất cao.

Những sai lầm hại con khi trẻ bị sốt

Uống Thu*c hạ sốt quá sớm

BS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai lưu ý, cha mẹ không nên cho trẻ uống Thu*c hạ sốt khi nhiệt độ vẫn dưới 38,5 độ. Đặt nhiệt kế ở nách là chính xác nhất, không đo ở miệng, trán hay hậu môn, cũng không cộng trừ thêm 0,5 độ như ngày trước Khi trẻ sốt nhẹ ở mức 37,5-38,5 độ chỉ cần cởi bớt quần áo, cho bé uống nhiều nước hoặc bú mẹ nhiều hơn.

Lạm dụng Thu*c động kinh

Có nhiều trường hợp trẻ sốt cao bị co giật khiến bố mẹ lo sợ ‘tống’ Thu*c hạ sốt khi mới 38 độ hoặc xin bác sĩ kê đơn Thu*c động kinh, Thu*c an thần để đề phòng. PGS Dũng cho biết, trước đây, người ta lo ngại sốt co giật có thể gây hại não của trẻ. Tuy nhiên, qua theo dõi lâu dài cho thấy việc này không ảnh hưởng đến não của trẻ.

Do đó, bác sĩ thần kinh và nhi khoa trên toàn thế giới khuyến cáo phụ huynh không nên cho trẻ uống Thu*c động kinh. "Ngay cả việc uống Thu*c cũng không có tác dụng gì trong việc làm giảm co giật nếu trẻ có cơ địa hay co giật. Hiện tại cũng không có Thu*c nào có thể phòng được sốt cao, co giật cho trẻ", PGS Dũng nhấn mạnh. Tại thời điểm co giật, cha mẹ cần bế nghiêng người trẻ, giữ đầu thẳng để các đờm dãi chảy ra ngoài, tránh trường hợp trẻ bị sặc. Không nên vuốt, day ngực trẻ.

Uống xen kẽ các Thu*c hạ sốt

Hiện có 2 loại Thu*c hạ sốt có tác dụng tương đương là paracetamol và ibuprofel. Các nước châu Á lựa chọn paracetamol, châu Âu dùng ibuprofel do họ không có dịch sốt xuất huyết. “Cách khôn ngoan nhất là dùng paracetamol, vì xét nghiệm ban đầu có thể chưa xác định bé có bị sốt xuất huyết hay không. Nếu dương tính, dùng ibuprofel sẽ làm cho sốt xuất huyết nặng thêm", PGS Dũng lưu ý.

Với paracetamol, khoảng cách dùng từ 4-6 tiếng, trong khi inbulfen là 6-8 tiếng. Tuyệt đối không dùng xen kẽ 2 loại Thu*c này vì liều lượng 2 loại khác nhau. Paracetamol dùng 15mg/kg cân nặng, còn ibuprofel là 10mg/kg. Việc uống xen kẽ cũng dễ khiến phụ huynh nhầm khoảng thời gian uống tiếp theo, có thể gây tác dụng phụ.

Khi cho trẻ uống hạ sốt, cần tránh bọc kín quá, nên để trẻ mặc đồ thông thoáng, không đắp chăn, mở thoáng cửa.

Tự chia liều nhét hậu môn

Loại Thu*c nhét hậu môn có liều lượng tương đương Thu*c uống, dùng cho những bé không uống được hoặc hay nôn. Paracetamol hấp thu nhiều qua trực tràng. Do đó phương pháp nhét có nhược điểm là hấp thu thất thường, nếu trong trực tràng có phân sẽ ít tác dụng. Lưu ý liều lượng nhét Thu*c hạ sốt qua đường hậu môn là liều cố định, không được bẻ hay nhét 2-3 viên 1 lúc.

Chườm lạnh, dán miếng hạ sốt

Trong trường hợp trẻ sốt mà bố mẹ không muốn cho uống hạ sốt thì cũng không nên dùng các biện pháp vật lý như chườm lạnh, bôi dầu, dán miếng hạ sốt... Những phương pháp này có thể giúp trẻ hạ sốt 1 giờ đầu nhanh hơn, nhưng sau trẻ sẽ sốt lại. Bôi dầu hay dùng miếng dán còn làm hại da trẻ.

Nếu sốt do nhiễm khuẩn, viêm phổi, chườm lạnh sẽ làm bệnh trầm trọng thêm khiến trẻ dễ nhiễm lạnh và viêm phổi do làm tăng khả năng sử dụng oxy lên. Thay vào đó khi trẻ bị sốt, có thể dùng khăn ấm lau toàn thân cho trẻ, đặc biệt lau nhiều ở trán, 2 hốc nách và bẹn, thay khăn 2-3 phút/lần để trẻ hạ nhiệt.

Theo Tiền Phong/ Gia đình Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/cham-soc-con-114/cha-me-lam-nhung-viec-nay-khi-tre-sot-co-the-khien-con-mat-mang-346401)

Tin cùng nội dung

  • Viêm tai giữa là một trong những bệnh lý phổ biến về tai mũi họng ở trẻ. Bệnh có thể gây ra các biến chứng trong đó có điếc, phá hủy cấu trúc xương,...
  • Sốt virus ở trẻ là bệnh không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Những thói quen tưởng chừng như vô hại khi vệ sinh mắt, mũi trẻ như dùng tăm bông, hút rửa mũi… vô tình khiến trẻ mắc những chứng bệnh trầm trọng hơn.
  • Cách xử trí cơn sốt mùa đông khác với mùa hè, không nên cởi bỏ hết quần áo hoặc chườm ấm quá lâu khiến trẻ cảm lạnh.
  • Sốt thường là dấu hiện ban đầu báo hiệu trẻ đang bị bệnh hoặc đang gặp vấn đề nào đó về sức khỏe. Khi thấy trẻ bị sốt, hầu hết các bậc phụ huynh đều tỏ ra rất lo lắng, lúng túng trong việc xử trí và chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà.
  • Khi trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp thì phản ứng đầu tiên của cơ thể đối với viêm nhiễm này là sốt. Vậy sốt có nguy hiểm không?
  • Năm nào cũng vậy, khi thời tiết chuyển mùa rất nhiều trẻ em bị sốt virut nguyên nhân là do thời tiết nắng mưa thất thường để các loại virut gây bệnh phát triển mạnh; đối với trẻ em, sức để kháng còn yếu nên đây là thời điểm bé rất dễ mắc bệnh hơn người lớn.
  • Sốt là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em đặc biệt là trẻ nhỏ. Nếu sốt nhẹ nhiệt độ không quá 38,5oC, chưa gây tác hại cho trẻ mà còn tạo điều kiện tốt cho trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.
  • Sốt thường là dấu hiện ban đầu báo hiệu trẻ đang bị bệnh hoặc đang gặp vấn đề nào đó về sức khỏe. Khi thấy trẻ bị sốt, hầu hết các bậc phụ huynh đều tỏ ra rất lo lắng, lúng túng trong việc xử trí và chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà.
  • Sốt thường là dấu hiện ban đầu báo hiệu trẻ đang bị bệnh hoặc đang gặp vấn đề nào đó về sức khỏe. Khi thấy trẻ bị sốt, hầu hết các bậc phụ huynh đều tỏ ra rất lo lắng, lúng túng trong việc xử trí và chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY