Bà bầu bị nhiệt miệng hoặc loét miệng dẫu chưa hẳn là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Thế nhưng, tình trạng này lại gây khó chịu trong thời gian dài nếu như không có cách điều trị thích hợp.
Do hệ thống miễn dịch suy yếu và tình trạng mất cân bằng nội tiết tố mà hiện tượng bà bầu bị lở miệng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. May mắn là lở miệng khi mang thai không phải là dấu hiệu cho thấy thai kỳ đang gặp vấn đề và có thể chữa khỏi một cách dễ dàng.
Tình trạng nhiệt miệng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong giai đoạn mang thai. Điều này là do hệ thống miễn dịch của mẹ bầu dần trở yếu hơn và nồng độ các nội tiết tố cũng có sự mất cân bằng. Bên cạnh đó, các thủ phạm khác cho tình trạng răng miệng này cũng bao gồm:
Triệu chứng phổ biến nhất của bị loét là vết thương xuất hiện bên trong miệng. Ngoài ra, có một số biểu hiện để nhận diện chính xác tình trạng cũng bao gồm:
Bà bầu bị lở miệng trong tam cá nguyệt thứ 3 cũng có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc thậm chí trải qua hiện tượng chảy máu chân răng nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng.
Có rất nhiều cách khác nhau để điều trị loét miệng, từ sử dụng các phương pháp tự nhiên cho đến dùng Thu*c. Sử dụng Thu*c mỡ có thể là cách dễ nhất để điều trị nhiệt miệng nhưng mẹ bầu hãy cẩn thận đọc kỹ thành phần bởi một số sản phẩm sẽ chứa steroid, dễ ảnh hưởng không tốt cho thai nhi trong bụng.
Nước muối là chất khử trùng tự nhiên cũng như là phương Thu*c tự nhiên trị nhiệt miệng khá tuyệt vời. Nếu cảm thấy nốt nhiệt miệng bắt đầu xuất hiện, mẹ bầu hãy thường xuyên súc miệng bằng nước muối. Điều này sẽ giúp giảm đau và tăng tốc quá trình chữa lành.
Baking soda mang tính kiềm và có khả năng trung hòa các axit trong miệng cũng như tiêu diệt vi khuẩn trong miệng. Điều này sẽ giúp vết lở nhanh lành hơn. Mẹ bầu chỉ cần trộn 1 muỗng cà phê baking soda cùng nửa cốc nước ấm và súc miệng. Để đạt kết quả tốt nhất, hãy thực hiện 2 lần/ngày.
Giấm táo rất giàu axit axetic. Loại axit này có thể giúp kiềm chế vi khuẩn xấu và duy trì hệ vi sinh vật trong miệng khỏe mạnh, từ đó hỗ trợ vết lở miệng mau lành. Cách sử dụng giấm táo cũng khá đơn giản, bạn có thể làm theo 2 cách sau:
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng húng quế có đặc tính chống vi khuẩn. Nó cũng ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp làm dịu vết loét. Do đó, bạn hãy nhai vài lá húng quế tươi vào mỗi bữa ăn. Mẹ bầu cũng có thể ngâm lá trong nước nóng và sử dụng như nước súc miệng.
Trà hoa cúc mang đến tác dụng khá tốt trong việc hỗ trợ vết loét miệng mau lành cũng như rút ngắn thời bị nhiệt miệng. Bạn có thể uống 1 tách trà ấm trước khi đi ngủ hoặc đặt túi lọc trà lên trên vết loét nhằm giúp giảm đau.
Bên cạnh việc điều trị bằng Thu*c hoặc biện pháp tự nhiên, hãy tạo những thói quen này để giúp ngăn ngừa lở miệng khi mang thai:
Khi bị nhiệt miệng tấn công, nhiều mẹ bầu sẽ gặp khó khăn trong việc ăn uống do sự cản trở của vết loét. Tuy nhiên, bạn vẫn nên chú ý đến vấn đề dinh dưỡng để cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động hằng ngày cũng như cho quá trình phát triển của thai nhi. Mặt khác, một số món ăn dành cho mẹ bầu trong trường hợp lở miệng bao gồm:
Bà bầu bị nhiệt miệng dẫu không hẳn là vấn đề nghiêm trọng nhưng bạn vẫn nên chú ý và tìm cách điều trị để vết lở miệng không ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người trên:
Nguồn tham khảo
Mouth Ulcers In Pregnancy – 12 Causes & 7 Symptoms You Should Be Aware https://www.momjunction.com/articles/mouth-ulcers-during-pregnancy_00338288/#gref ngày truy cập 25/06/2019
Mouth Ulcers in Pregnancy – Reasons, Signs & Treatment https://parenting.firstcry.com/articles/mouth-ulcers-during-pregnancy/?ref=interlink ngày truy cập 25/06/2019
11 Natural Home Remedies for Canker Sores https://www.drstevenlin.com/11-natural-home-remedies-for-canker-sores/ ngày truy cập 25/06/2019