12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Chăm sóc sức khỏe - những sai lầm thường gặp của người già

Đó là riêng đối với chuyện chăm sóc sức khoẻ và đi khám bệnh. Vậy các bác sĩ đã khuyên họ những gì

1. Tự đưa ra kết luận

Vốn có một chút hiểu biết về y học (hồi làm ở khoa điều dưỡng bệnh viện Bạch Mai), nên bà Trần Thị Hoa, 57 tuổi (B2, Tập thể Đại học Bách Khoa, HN) tỏ ra rất “tự tin” khi đi khám bệnh.

Dù đến bệnh viện đấy, nhưng bà cũng như một số người cao tuổi khác vẫn quen lối suy nghĩ “vịt phải khôn hơn trứng” nên yêu cầu bác sĩ kê đơn thuốc theo tên. Họ một mực tin rằng chỉ loại thuốc đang dùng mới hợp với mình. Những người này thường có bệnh mãn tính và tự cho rằng vì mình mắc bệnh này đã lâu, đã quen điều trị rồi nên… có kinh nghiệm.

Hoặc khi bác sĩ đề nghị kiểm tra theo yêu cầu thì họ một mực từ chối vì thấy rắc rối, phức tạp, không cần thiết. Với họ ở đâu thấy khó chịu thì ở đó cần thuốc, nếu chỉ còn một vài dấu hiệu thì họ quan niệm là sắp khỏi bệnh rồi.

Ảnh minh họa

2. Ít quan tâm đến bản thân

Mặc dù có bệnh đã đi khám bác sĩ nhưng nhiều người vẫn không hiểu rõ về bệnh tình của mình. Thậm chí có người còn hoài nghi về kết quả kiểm tra trong lần đầu đi khám, bắt con cháu phải đưa đi khám lại nhiều lần.

Nguyên nhân của các hiện tượng trên chủ yếu là mặc nhiên cho rằng mình rất khỏe mạnh, nên thường thiếu cảnh giác hoặc quá chủ quan trong việc ăn uống, sinh hoạt, kết quả là bệnh nhẹ mà thành bệnh nặng.

3. Hoài nghi về khuynh hướng bệnh

Những người này chiếm 10% các bệnh nhân chẩn đoán nội khoa. Họ luôn nghĩ rằng mình mắc bệnh nghiêm trọng, nhưng lại không đi kiểm tra thường xuyên. Họ luôn phàn nàn về những triệu chứng khó chịu trong tưởng tượng của mình nhưng không chịu đi khám.

Và khi đi khám, lại thường không hài lòng với kết quả kiểm tra vì nghĩ mình mắc phải bệnh gì ghê gớm lắm. Trước hiện tượng này, các cụ nên được đưa đến khoa Tâm lý ở các bệnh viện để có được sự tư vấn từ các bác sĩ tâm lý, từ đó, việc điều trị bệnh (nếu có) mới đạt hiệu quả tốt hơn.

4. Tin tưởng tuyệt đối vào các sản phẩm chăm sóc sức khỏe

Sản phẩm chăm sóc sức khỏe nhiều khi chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh chứ hoàn toàn không làm khỏi bệnh. Nhưng không ít người cao tuổi một mực cho rằng, họ chỉ cần ăn hoặc uống các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ (vì trên tivi, báo đài quảng cáo như vậy) và không chịu dùng thuốc theo đơn của bác sĩ. Đôi khi các cụ còn lạm dụng thái quá dẫn đến bệnh chữa mãi mà không khỏi.

5. Không nói thật với bác sĩ

Tuổi tác là một nguyên nhân khiến cho người cao tuổi gặp phải rất nhiều khó khăn do bệnh tật mang lại và vì thế, việc sử dụng thuốc để hỗ trợ hoặc điều trị cũng tăng lên. Rất nhiều trường hợp dùng thuốc theo thói quen, theo sự mách bảo của những người cùng độ tuổi, cùng các triệu chứng bệnh và mua thuốc hoàn toàn không theo đơn.

Hoặc uống thuốc theo đơn của bác sĩ, các cụ lại tự ý mua thêm loại thuốc khác theo lời khuyên của ai đó, đã vô tình làm “vô hiệu hóa” thuốc đang điều trị, thậm chí bệnh còn nặng hơn bởi phản ứng thuốc. Bởi nhiều loại thuốc không hề có tác dụng tương hỗ, mà lại có phản ứng ngược khi dùng kết hợp.

Chuyện còn tệ hơn là khi đi khám các cụ lại giấu chuyện đã sử dụng thêm loại thuốc kháng, khiến việc chẩn đoán, điều trị bệnh của bác sĩ gặp khó khăn. Vì vậy, để tránh những tác hại không mong muốn các cụ nên nhờ tới sự tư vấn của bác sĩ khi bệnh mới cần thuốc điều trị.

6. Không có con cái đi khám cùng

Ngoài việc không đảm bảo an toàn giao thông, mà việc người già đi đến bệnh viện một mình còn gây phiền phức cho bác sĩ trong quá trình khám, chữa bệnh. Một bác sĩ than phiền rằng do các cụ không thông thạo các thủ tục nên họ phải tốn nhiều thời gian để hướng dẫn. Rồi chuyện giải thích các chế độ trong bảo hiểm (cái gì được khám miễn phí, cái gì không...) với các cụ cũng khá phức tạp. Đã có không ít trường hợp xảy ra to tiếng giữa người già với nhân viên của bệnh viện, chỉ vì sự hiểu lầm.

Hoặc cũng có nhiều cụ bị lãng tai, bác sĩ hỏi một đằng trả lời một kiểu khiến việc thăm khám gặp trở ngại. Thậm chí những điều căn dặn của bác sĩ hoặc các cụ không nhớ, không nghe đúng nhiều khi dẫn đến hậu quả dở khóc dở cười. Vì vậy, để có một cuộc thăm khám hiệu quả, các cụ nên có người thân còn khoẻ mạnh đưa đến bệnh viện.

Lưu ý khác:

Khi phát hiện ra các triệu chứng và hiện tượng chưa bao giờ thấy, tốt nhất là người nhà nên đưa các cụ đến các bệnh viện lớn để tránh việc chẩn đoán sai hoặc chẩn đoán sót.

Hay với người cao tuổi khi mắc các bệnh mãn tính như cao huyết áp, bệnh tiểu đường... có thể chọn các bệnh viện nhỏ bởi vì các căn bệnh này hiện nay đã có phương pháp chẩn đoán và điều trị tiêu chuẩn do đó có điều trị ở bệnh viện cấp nào cũng không có sự khác biệt về chất lượng.

Nguyễn Thu

(Bài viết có sự tư vấn của BS. Lương Thị Thủy, Bệnh viện 108)

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/cham-soc-suc-khoe--nhung-sai-lam-thuong-gap-cua-nguoi-gia-22818/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY