Bệnh học nhi khoa hôm nay

Chăm sóc trẻ nhỏ bị bệnh khi khám lại

Khi trẻ nhỏ được phân loại nhiễm khuẩn tại chỗ đến khám lại sau 2 ngày, hãy theo những chỉ dẫn ở khung “Nhiễm khuẩn tại chỗ trong phần khám lại của phác đồ.

Trẻ nhỏ được khuyên khám lại khi có phân loại nhiễm khuẩn tại chỗ, vấn đề nuôi dưỡng chưa hợp lý hoặc nhẹ cân, nấm miệng. Những chỉ dẫn để tiến hành khám lại cho trẻ nhỏ bị bệnh từ 1 tuần đến 2 tháng tuổi được ghi lại trong phác đổ trẻ nhỏ.

Như đối với trẻ lớn đến khám lại, trong lần khám lại, trẻ nhỏ cũng sẽ được đánh giá khác với lần khám đầu. Khi bạn biết trẻ nhỏ được đưa đến khám lại, hỏi xem có vấn đề gì mới không. Trẻ nhỏ có vấn đề mới cần đánh giá toàn diện như trong lần khám đầu.

Nếu trẻ nhỏ không có vấn đề gì mới, tìm trong phác đổ trẻ nhỏ phần có tiêu đề “Chăm sóc trẻ nhỏ khi khám lại”. Dùng khung phù hợp với phâ n loại trước của trẻ.

Những chỉ dẫn trong khung khám lại (cho phân loại trước đây) giúp bạn cách đánh giá trẻ nhỏ. Những chỉ dẫn này cũng giúp bạn điều trị thích hợp khi khám lại. Không sử dụng những bảng dành cho trẻ nhỏ để phân loại dấu hiệu hoặc xác định điều trị.

Nhiễm khuẩn tại chỗ

Khi trẻ nhỏ được phân loại nhiễm khuẩn tại chỗ đến khám lại sau 2 ngày, hãy theo những chỉ dẫn ở khung “Nhiễm khuẩn tại chỗ trong phần khám lại của phác đồ.

Để đánh giá trẻ nhỏ, quan sát rốn hoặc mụn mủ ở da. Rổi chọ n điều trị thích hợp.

Nếu rốn vẫn có mủ hoặc vẫn tấy đỏ như cũ hoặc nặng hơn, chuyển trẻ nhỏ đi bệnh viện. Cũng chuyển trẻ nếu có nhiều mụn mủ hơn trước.

Nếu đỡ tấy đỏ hoặc đỡ mủ, như vây là tình trạng nhiễm khuẩn tại chỗ đã được cải thiện. Hướng dẫn bà mẹ điều trị với loại kháng sinh đã dùng trong lần khám đầu cho đủ 5 ngày. Cải thiện có nghĩa rốn có ít mủ hơn và đã khô. Rốn cũng bớt đỏ. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục điều trị kháng sinh mặc dù trẻ đã có cải thiện. Bà mẹ cũng cần tiếp tục điều trị nhiễm khuẩn tại chỗ cho trẻ ở nhà trong 5 ngày (rửa sạch và bôi Thu*c sát trùng nhẹ cho mụn mủ hoặc rốn)

Vấn đề nuôi dưỡng chưa hợp lý

Khi trẻ nhỏ có vấn đề nuôi dưỡng chưa hợp lý được đưa đến khám lại sau 2 ngày, theo các chỉ dẫn ở khung “Vấn đề nuôi dưỡng” trong phần khám lại của phác đổ. Đánh giá lại tình trạng nuôi dưỡng bằng cách hỏi bà mẹ những câu hỏi trong khung đánh giá trẻ nhỏ. “Tiếp tục kiểm tra vấn đề nuôi dưỡng hoặc nhẹ cân”. Đánh giá một bữa bú nếu trẻ đang bú mẹ.

Tham khảo phác đổ c ủa trẻ nhỏ hoặc phiếu ghi khám lại mô tả vấn đề nuôi dưỡng đã được phát hiện và những lời khuyên trong lần khám đầu. Hỏi bà mẹ kết quả khi thực hiện những lời khuyên đó và hỏi về bất kỳ vấn đề nào mà bà mẹ dã gặp.

Tham vấn cho bà mẹ về vấn đề nuôi dưỡng mớ i hoặc đang tổn tại. Tham khảo các lời khuyên trong khung “Tham vấn cho bà mẹ về vấn đề nuôi dưỡng” trong phác đổ tham vấn và khung “Hướng dẫn tư thế của trẻ bú và ngâm bắt vú đúng khi bú mẹ” trong phác đổ trẻ nhỏ.

Ví dụ, bạn có thể đã khuyên bà mẹ ngưng cho trẻ uống nước sôi để nguội hoặc nước hoa quả bằng bình, và cho bú mẹ nhiều lần và lâu hơn. Bạn đánh giá hiện nay đang cho trẻ bú mẹ bao nhiêu lần trong 24 giờ và bà đã ngưng dùng bình chưa. Rổi khuyên và động viên bà mẹ nếu cần.

Nếu trẻ nhỏ nhẹ cân so với tuổi, nhắc bà mẹ đưa trẻ khám lại 14 ngày sau lần khám đầu. Lúc đó bạn sẽ đánh giá lại cân nặng của trẻ. Trẻ nhỏ cần được khám lại sớm hơn trẻ lớn để kiểm tra cân nặng. Vì trẻ nhỏ tăng trưởng nhanh hơn và có nguy cơ cao hơn nếu trẻ không tăng cân.

Nhẹ cân

Khi trẻ nhỏ được phân loại nhẹ cân đến khám lại sau 14 ngày, theo các chỉ dẫn ở khung “Nhẹ cân” trong phần khám lại của phác đổ.

Xác định trẻ nhỏ có còn nhẹ cân so với tuổi không. Đánh giá lại tình trạng nuôi dưỡng bằng cách hỏi bà mẹ những câu hỏi trong ô đánh giá, “Tiếp tục kiểm tra vấn đề nuôi dưỡng hoặc nhẹ cân”. Đánh giá một bữa bú mẹ nếu trẻ nhỏ có bú mẹ.

Nếu trẻ nhỏ không còn nhẹ cân so với tuổi, khen ngợi bà mẹ đã nuôi trẻ tốt. Động viên bà tiếp tục nuôi dưỡng trẻ như bà đang làm.

Nếu trẻ nhỏ vẫn còn nhẹ cân so với tuổi, nhưng được nuôi dưỡng tốt, hãy khen ngợi bà mẹ. Nhắc bà mẹ cân trẻ lại trong vòng 1 tháng hoặc khi bà mẹ đưa trẻ trở lại tiêm chủng. Bạn nên kiểm tra trẻ có tiếp tục được nuôi dưỡng tốt và tăng cân và được tăng cân không. Nhi ều trẻ nhỏ nhẹ cân lúc sanh sẽ còn nhẹ cân so với tuổi trong một thời gian, nhưng nếu được nuôi dưỡng tốt sẽ tăng cân nhanh.

Nếu trẻ nhỏ còn nhẹ cân so với tuổi và vẫn còn vấn đề nuôi dưỡng chưa hợplý, tham vấn cho bà mẹ vấn đề đó. Nhắc bà mẹ đưa trẻ khám lại lần nữa sau 14 ngày. Tiếp tục theo dõi trẻ hàng tuần cho đến khi bạn chắc chắn trẻ được nuôi dưỡng tốt và tăng cân đều đặn hoặc không còn nhẹ cân so với tuổi.

Nấm miệng

Nếu trẻ nhỏ có nấm miệng đến khám lại sau 2 ngày, theo các chỉ dẫn ở khung “Nấm miệng” trong phần khám lại của phác đổ.

Kiểm tra nấm miệng và đánh giá lại tình trạng nuôi dưỡng của trẻ.

Nếu nấm miệng nặng hơn hoặc trẻ nhỏ có vấn đề ngâm bắt vú hoặc bú mẹ , chuyển đi bệnh viện. Điều rất quan trọng là trẻ cần được điều trị để có thể bú mẹ tốt trở lại sớm nhất.

Nếu nấm miệng vẫn như cũ hoặc tốt hơn và nếu trẻ nhỏ được nuôi dưỡng tốt, tiếp tục điều trị với tím gentian pha loãng 0,25% hoặc xanh methylen 1% hoặc glycerin borat 3% trong 5 ngày. Ngừng Thu*c khi đã được điều trị đủ 5 ngày.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/benhhocnhi/cham-soc-tre-nho-bi-benh-khi-kham-lai/)

Tin cùng nội dung

  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Virus hợp bào hô hấp RSV là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với khả năng lây lan rất mạnh
  • Nhiễm trùng đường tiểu là loại nhiễm trùng rất thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể dẫn đến các vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
  • Viêm tiểu phế quản là bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Một trong các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản là tình trạng khó thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY