Dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng
Bố mẹ cần chú ý đến cân nặng của trẻ để nhận biết được trẻ đang phát triển bình thường hay trẻ suy dinh dưỡng. Bằng cách cân trẻ đều đặn hằng tháng để theo dõi sự phát triển của trẻ (dựa vào biểu đồ tăng trưởng của trẻ):
- Hàng tháng trẻ tăng cân đều đặn, đó là dấu hiệu quan trọng của bé khỏe mạnh và phát triển bình thường.
- Nếu trẻ không tăng cân thì đó chính là dấu hiệu không tốt về sức khỏe và có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao.
Ảnh minh họa |
- Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng nhẹ, mẹ có thể điều trị tại nhà bằng chế độ ăn và chăm sóc. Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng bằng chế độ ăn như thế nào?
- Đang bú mẹ: Cho trẻ bú bất cứ khi nào trẻ đói, kể cả ban đêm. Nếu mẹ thiếu sữa, dùng sữa bột công thức theo tháng tuổi thay thế hoặc dùng sữa đậu nành
- Đối với trẻ ăn dặm: Bổ sung chất dinh dưỡng kèm số lượng thức ăn trong bữa cho bé. Nên đa dạng các loại thức ăn, chế biến ngon miệng để tạo cảm giác thèm ăn ở bé.
- Sử dụng thực phẩm bổ sung dành riêng cho từng độ tuổi của trẻ.
- Các loại thực phẩm tốt cho bé, mẹ nên sử dụng như: Gạo, khoai tây, thịt gà, heo, bò, tôm, cua, cá, trứng hoặc các loại rau xanh và đậu; sữa bột (theo hướng dẫn của bác sĩ)
- Ngoài chế độ ăn, mẹ nên bổ sung vitamin tổng hợp, các chế phẩm chứa sắt chống thiếu máu, men tiêu hóa. Lưu ý rằng các sản phẩm này cần dùng theo chỉ định của bác sĩ.
Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thế nào là tốt nhất?
Đối với trẻ suy dinh dưỡng, khi chăm sóc cần chú ý những bước sau:
Vệ sinh ăn uống: Bạn hãy đảm bảo trẻ được “ăn chín, uống sôi” . Thức ăn nấu xong không nên để quá 3 tiếng, nếu quá 3 tiếng cần được đun sôi lại mới có thể cho trẻ ăn được. Tránh những thực phẩm bị nhiễm bẩn để tránh những nguồn gây bênh tiêu chảy, ngộ độc thức ăn. Dụng cụ chế biến thức ăn cũng cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
Ảnh minh họa |
Vệ sinh cá nhân: Bố mẹ cần tắm rửa cho trẻ thường xuyên bằng nước sạch nhất là vào mùa hè. Khi tắm cho trẻ vào mùa đông cần tránh gió lạnh lùa vào nơi đang tắm cho trẻ để trẻ không bị nhiễm lạnh dẫn đến viêm đường hô hấp cấp.
Tập cho trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh quần áo, răng miệng sạch sẽ, không nên cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt để tránh sâu răng và vêm lợi. Rửa tay cho trẻ trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Không nuôi móng tay dài, không để trẻ mút tay và quyệt bẩn lên mặt để tránh giun sán.
Vệ sinh môi trường ở : Bảo đảm cho trẻ ăn, ngủ, vui chơi nơi thoáng mát, sáng sủa sạch sẽ. Đồ dùng, đồ chơi của trẻ cần sạch sẽ, khô ráo. Có đủ nước sạch dùng cho sinh hoạt và nấu thức ăn cho trẻ. Để rác thải ở chỗ kín, xa nơi ở, tránh ruồi muỗi đậu.
Chăm sóc tâm lý cho trẻ: Đừng “tiết kiệm” sự âu yếm và thể hiện tình cảm của bạn đối với bé, Bé rất cần được khích lệ, chuyện trò, hãy tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diện của trẻ tránh ăn nói thô bạo và nổi cáu trước mặt trẻ.
Cách chăm sóc khi trẻ bị bệnh: Bạn cần tìm hiểu và nắm rõ cách xử lý ban đầu nhanh những bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy hoặc viêm đường hô hấp cấp. Ngoài ra cần có đơn thuốc hợp lý để điều trị cho trẻ mà không làm mất cân bằng lợi khuẩn đường ruột của trẻ, giúp trẻ nhanh chóng hồi phục
Trẻ mới bị suy dinh dưỡng khó được nhận ra. Khi cha mẹ phát hiện thì bé đã mắc bệnh trong khoảng thời gian dài. Để tình trạng này không xảy ra, cha mẹ cần theo sát sự phát triển của bé. Theo dõi cân nặng, chiều cao của bé hằng tháng, ngay khi bé có bất kỳ dấu hiệu tiêu cực nào có thể dẫn bé đến khám chuyên khoa và có biện pháp khắc phục ngay.
Trẻ mới ốm dậy có thể sẽ thay đổi một chút về khẩu vị. Vì vậy, khi chế biến thức ăn cho bé, mẹ nên nêm đậm đà hơn thường lệ, kích thích vị giác, giúp trẻ cảm thấy ngon miệng hơn. Ngoài ra, mẹ cũng có thể thêm dầu ăn, dầu ô-liu hoặc dầu cá hồi vào món ăn của bé.
Cách chăm sóc trẻ suy sinh dưỡng trong giai đoạn mới bắt đầu không khác nhiều so với chế độ dinh dưỡng của trẻ phát triển bình thường. Cha mẹ đừng quá lo lắng, bổ sung nhiều dinh dưỡng cho con, tránh trường hợp bé bị béo phì.
Thanh Quế
Theo tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: