Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Chân dung “hiệp sĩ phá dịch”, bác sĩ Trương Hữu Khanh: Từ kẻ gàn dở của ngành y tới danh hiệu Thầy Thuốc ưu tú, cứu giúp cho vô số người

Được mệnh danh là vị “khắc tinh” của vi trùng và vi khuẩn gây bệnh tại Việt Nam, bác sĩ Trương Hữu Khanh đã đưa ra rất nhiều lời khuyên về phòng cách chống dịch bệnh hiệu quả được chia sẻ rộng rãi.

"Hiệp sĩ tiên phong" trong phong trào phá dịch

Là người đi tiên phong trong việc xây dựng phác đồ điều trị tay chân miệng ở khu vực Tây Thái Bình Dương, giúp hàng nghìn trẻ mắc bệnh ở cấp độ nặng, biến chứng được cứu sống,

Các đồng nghiệp WHO cũng phải khen ngợi và nể phục khi ông đồng chấp bút viết cuốn “Hướng dẫn thực hành lâm sàng và đáp ứng cộng đồng với bệnh tay chân miệng”. Đây là chứng nhận cụ thể về trình độ chuyên môn của một cá nhân và ngành Y khoa Việt Nam.

Làm nghề phải có cái duyên thì mới làm tốt, làm lâu dài được

Ông có quê gốc ở Huế nhưng được sinh ra ở Hóc Môn do cha mẹ vào miền Nam buôn bán. Hồi nhỏ, ông chỉ nghĩ mình sẽ thi ngành Tổng hợp Toán - Lý - Hóa chứ không hề định hướng tới ngành Y. Tình cờ một lần được người bạn đề nghị, cuộc đời ông mới rẽ sang một hướng phát triển khác hẳn.

Bằng sự năng nổ và nhiệt tình trong công việc, Trương Hữu Khanh đã trở thành một y bác sĩ chính thức của khoa Nhiễm. Ông nói: “Tôi chọn bệnh Nhiễm vì bệnh này chữa được. Cao huyết áp đâu có chữa được đâu, còn vi khuẩn, vi trùng uống Thuốc vô là nó ch*t hết. Hồi đó mới học xong như vậy nên chỉ biết vậy, thế là chọn vậy luôn".

Là người không ngại phát biểu với giới truyền thông để đưa ra những nhận xét "khó nghe" về dịch bệnh, bác sĩ Khanh từng nhận những lời nhận xét như là người "gàn dở", "kỳ kỳ". Thế nhưng "kẻ gàn dở" của ngành y ấy luôn hết lòng vì bệnh nhân.

Trong một buổi giao ban của Bệnh viện Nhi Đồng 1, vị giám đốc tiền nhiệm mang một ca Tu vong vì viêm não hôm trước ra bàn luận và hỏi: "Làm sao biết chắc em bé này bị viêm não?". Nhiều ý kiến nêu ra nhưng bác sĩ Khanh có ý kiến khác: "Theo tôi, chỉ có một cách chắc chắn nhất đó là mổ sọ vì chỉ có nhìn thì mới biết!". Mọi người ồ lên vì ý tưởng kỳ quặc, nhưng rồi ngẫm ra ai cũng thấy có lý bởi nghĩ cho cùng "trăm nghe không bằng một thấy" và chắc chắn nhất vẫn là "thực mục sở thị"!

Khác với những đồng nghiệp khác, sau khi hết giờ làm sẽ tới phòng khám tư, bác sĩ Trương Hữu Khanh lại lựa chọn về quê khám bệnh cho các con em hộ nghèo ở Hóc Môn chỉ với 15 ngàn đồng làm tiền công và tiền Thuốc suốt 25 năm. Sau này, một phòng mạch trực tuyến với tên gọi “Hỏi bác sĩ Nhi đồng” ra đời trên Facebook do chính ông quản lý, tư vấn, điều chỉnh thông tin về vấn đề sức khỏe trẻ em cho vô số người.

Để khái quát về cả cuộc đời nghề Y của bác sĩ Trương Hữu Khanh, có lẽ phải dùng chính câu nói của ông: “Mỗi người có một cái duyên với nghề, tạo cho mình trách nhiệm với xã hội. Nếu mình may mắn được cái nghề đãi thì mình sẽ có cơ hội làm tốt hơn.”

Tiếp tục chiến đấu hết mình với corona

Bác sĩ Khanh chia sẻ, trải qua đủ các mùa dịch và hầu hết các dịch đều không có Thuốc điều trị đặc hiệu cũng như không có vắc xin phòng bệnh giống virus Corona nhưng người dân cũng không nên quá lo lắng.

TS Khanh kể năm 2003 dịch SASR, đến năm 2004 – 2005 lại tới bệnh cúm gà, nhân viên y tế cũng đi làm từ mùng 1 Tết. Năm 2009, dịch cúm A/H1N1 số lượng ca tăng rất nhanh. Lúc nào cũng cách ly và sự cách ly đòi hỏi cộng đồng phải hợp tác.

Theo ông, cách ly hàng trăm người là chuyện hết sức bình thường vì nhiệm vụ của việc cách ly là theo dõi sát sao các triệu chứng bất thường, từ đó đưa ra những phản ứng kịp thời càng sớm càng tốt. Cho nên, người phải cách ly không hoàn toàn là người nhiễm bệnh. Và có người nhiễm bệnh xuất hiện cũng càng dễ tập trung điều trị hơn khi đã nắm được tình hình bệnh phát triển trong suốt thời gian theo dõi vừa qua.

Bác sĩ Khanh cho rằng, cộng đồng không nên quá lo lắng về dịch virus corona này. Việc đeo khẩu trang đều có lợi cho các bệnh do virus gây ra. Mọi người phải hiểu rằng, virus Corona nặng hơn không khí, không thể lơ lửng trong môi trường bình thường mà chỉ bám vào bề mặt các vật thể xung quanh khi nó phát tán ra từ người bệnh theo đường giọt bắn. Vì thế, chỉ cần ngăn chặn cơ hội virus được tiếp xúc trực tiếp, lọt vào các cơ quan thuộc hệ hô hấp của chúng ta, thì nguy cơ mắc phải đã được giảm đi đáng kể. Khẩu trang chính là nhân tố có tác dụng đáng kể trong công cuộc này.

Các loại khẩu trang y tế 3 lớp nên là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu cho người dân vì giá thành hợp lý, tác dụng vừa đủ. Khẩu trang N95 chỉ nên dùng chuyên dụng cho các y bác sĩ thường xuyên làm việc, tiếp xúc với người bệnh, với môi trường có chứa nhiều virus.

Còn lại, việc rửa tay sạch sẽ, không đưa lên mắt, mũi, miệng, tai sẽ giúp chúng ta xóa sạch nốt những cơ hội còn lại để virus này “tác quái”.

Nhiều người cho rằng, có nguy cơ virus đi vào thông qua niêm mạc mắt vì các trường hợp tiền lệ xuất hiện trong lịch sử y khoa. Kinh nghiệm này đáng giá học hỏi nhưng không cần quá lo lắng hay hoang mang. Với người cẩn thận, chỉ cần đeo kính thông thường là đã “chặn đường” tấn công của virus được rồi.

Thực hiện 4 điều sau đây để tránh mắc bệnh trong mùa dịch:

Thường xuyên rửa tay với xà phòng dưới vòi nước

Mở cửa nhà để lưu thông không khí, giúp ánh nắng vào nhà, hạn chế ẩm mốc

Đeo khẩu trang y tế khi ra ngoài, tiếp xúc và làm việc trong môi trường đông người

Nhiệt độ phòng nên để trên 25 độ C nếu có sử dụng điều hòa với thời tiết nóng như ở miền Nam, còn miền Bắc thì chỉ nên thường xuyên mở cửa nếu có điều kiện thời tiết khô thoáng, nắng ấm.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/chan-dung-hiep-si-pha-dich-bac-si-truong-huu-khanh-tu-ke-gan-do-cua-nganh-y-toi-danh-hieu-thay-thuoc-uu-tu-cuu-giup-cho-vo-so-nguoi-20200227124606757.chn)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte ơi, Em bị trĩ độ 3, có chỉ định mổ của bác sĩ nhưng em sợ dao kéo lắm. Em là nhân viên công ty may, bị trĩ mà uống Thu*c lâu rồi không đỡ. Vậy có cách nào giúp em điều trị trĩ mà không cần phẫu thuật không? Em rất mong nhận câu trả lời của Mangyte! (Thúy Hạnh – Bình Dương)
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Thư ngỏ gửi các sinh viên ngành Y - Kêu gọi góp ý cho các bài viết, share, kêu gọi bạn bè, chia sẻ know-how để kiến thức y khoa được đến với cộng đồng.
  • Cao huyết áp (còn gọi là “lên tăng-xông”) xảy ra khi máu của bạn di chuyển qua động mạch ở áp lực cao hơn bình thường. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra cao huyết áp. Nếu huyết áp quá cao hoặc vẫn ở mức cao trong một thời gian dài, nó có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Dược liệu dâu tằm bao gồm nhiều bộ phận của cây dâu: lá (tang diệp), cành (tang chi), quả (tang thầm), vỏ rễ (tang bạch bì) và tầm gửi cây dâu (tang ký sinh).
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY