Ngôn ngữ trị liệu hôm nay

Là chuyên khoa tập hợp các chuyên gia trị liệu có trình độ và kỹ năng cao trong việc hỗ trợ những bệnh nhân gặp khó khăn về ngôn ngữ, chủ yếu là trẻ tự kỷ. Chức năng của khoa là chẩn định và can thiệp sớm từ tuổi thơ, chữa trị và cải thiện kỹ năng dựa trên thực thế cuộc sống của người bệnh. Hoạt động của khoa bao gồm các phương pháp: trị liệu với ngôn ngữ không lời (cử chỉ, tư thế thân thể, biểu cảm), kỹ năng trò chuyện, khả năng giao tiếp ( khó khăn ở kỹ năng trao đổi qua lại của một cuộc trò chuyện ngoài thực tế) và trị liệu ý niệm (ngôn ngữ trừu tượng phức tạp)

Chặng đường chông gai tìm lại ngôn ngữ cho con khiếm thính Đời sống

Mất 3 tháng trời kiên trì luyện cho con âm “h” với không ít lần con cáu khóc giận dỗi, ngày con phát âm được tròn vành rõ tiếng, mẹ của bé Thiên Trang (Đăk Lăk) lặng người vì xúc động.

Ngày con bị chẩn đoán khiếm thính, mẹ Thiên Trang choáng váng, khóc cạn nước mắt, trách cuộc đời bất công hại con gái bé bỏng. Khi đọc được thông tin về giải pháp cấy điện cực ốc tai cochlear trên báo, niềm hy vọng lóe lên nhưng số tiền chữa trị hơn 400 triệu đồng, nằm ngoài khả năng của gia đình vốn chỉ buôn bán nhỏ. Cả nhà nghi ngờ vì không ai đủ niềm tin để đánh cược tất cả vào đấy.

"Tôi nghĩ đến chuyện đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan nhưng đi hai năm có tiền thì con tôi đã lớn, lúc đó chữa trị hiệu quả không cao. Tôi bắt đầu vay tiền và mượn của anh em. Ban đầu nội ngoại phản đối vì số tiền lớn quá biết lấy đâu để trả. Tôi có tới 4 đứa con mà lo cho một đứa, còn lại 3 đứa thì lấy gì để lo. Nhưng nếu không tận dụng cơ hội chữa trị cho đứa con út bé bỏng tội nghiệp thì cả cuộc đời tôi không thể yên lòng", chị nhớ lại.

Cuối cùng với sự kiên quyết của chị, cả nhà miễn cưỡng đồng ý để chị lặn lội bế con xuống TP HCM phẫu thuật cấy ghép. Thiên Trang đã nghe thấy những âm thanh đầu tiên trong đời. ngôn ngữ cho con của chị.

Hàng ngày chị dành nhiều thời gian nói chuyện, kể truyện cho con nghe, nói lời yêu thương với con gái hơn 2 tuổi như cách những người mẹ trò chuyện với đứa con vài tháng tuổi. Nhà ở Đăk Lăk, không đủ điều kiện đưa con đi học ở các trung tâm phục hồi chức năng TP HCM, chị nhờ các cô giáo hướng dẫn, mua tài liệu rồi tự mình áp dụng. 

"Con tôi cần thời gian để làm quen với việc nghe âm thanh vì sau hơn 2 năm khi chào đời, bé mới được nghe giọng của mẹ, của bố. Cứ thế, tôi chờ đợi ngày con tôi bật ra được những âm thanh đầu tiên sau thời gian 3 tháng 'được nghe'. Khó khăn nối tiếp khó khăn, khi bé bắt đầu nói được thì lại phát âm chưa đúng, chưa rõ. Tôi biết mình cần phải dạy con luyện phát âm đúng", chị tâm sự.

Hai mẹ con đánh vật với nhau trong những giờ luyện âm. Bé cáu khóc vì mẹ cứ bắt bé phát âm đi phát âm lại rất nhiều lần và không được tự một mình chơi đồ chơi, coi tivi mà không chịu nói. Khoảng thời gian ấy, một từ mới, một câu mới của con nói ra với chị là niềm hạnh phúc "hơn cả vàng bạc", quý giá hơn tất cả mọi thứ trên đời.

Sau gần 3 năm cấy điện cực ốc tai, Thiên Trang đã có thể trò chuyện và hỏi han mọi người trong gia đình, nhớ lời để tự hát hơn 20 bài hát và hơn 20 bài thơ. Bé có thể nghe và nói chuyện điện thoại rất rõ, có thể vui chơi trò chuyện cùng các bạn nhỏ khác và háo hức chuẩn bị vào lớp 1. 

"Từng bước, tôi đã và sẽ luôn ở bên con, giúp con có được cuộc sống tốt đẹp như bao đứa trẻ khác. Trải bao chông gai, tôi đã tìm lại ngôn ngữ cho đứa con gái yêu của mình, vượt qua thời gian khó khăn nhất", ánh mắt chị lấp lánh niềm hạnh phúc xen lẫn tự hào.

Máy móc, công nghệ như máy trợ thính, điện cực ốc tai cochlear chỉ đóng vai trò hỗ trợ, quan trọng nhất là sự kiên trì luyện tập của gia đình trong quá trình tìm lại ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính. Ảnh: Đỗ Đông.

, vật vã cả tuần liền khi được bác sĩ thông báo con gái không thể nghe mọi âm thanh của cuộc sống. Trước khi đợi đến khi con ngoài 1 tuổi để có thể cấy điện cực ốc tai, mẹ Hà Linh mua một máy trợ thính cũ để tập cho con nghe những âm thanh đầu đời. Chị bắt đầu dạy cho con từng âm thanh, tiếng động.

"Các mẹ có con bình thường chắc sẽ không bao giờ hình dung được việc một đứa trẻ có thể nghe những âm thanh đơn giản nhất như tiếng trống, tiếng xúc xắc hay tiếng vỗ tay có ý nghĩa thế nào. Đối với một đứa trẻ khiếm thính thì những gì tưởng như là tất nhiên đó lại là những bài học vỡ lòng", chị trải lòng.

Không lâu sau đó, Hà Linh té ngã cầu thang, gãy xương sườn và bị chấn thương sọ não. May mắn vượt qua được ranh giới sống ch*t nhưng bé hầu như bị mất trí nhớ, quên hết những thói quen cũ và không hề phản ứng với bất kỳ âm thanh nào mẹ đã dạy trước đó. Chị đã kiên nhẫn "cung cấp mọi dữ liệu" lại từ đầu cho con. 

Sau khi được phẫu thuật cấy ghép điện cực ốc tai, cũng như những bé khác, thời gian đầu sau khi bật máy, bé thường khóc và giật máy ra, không hợp tác với những tiết học trị liệu ngôn ngữ ở lớp. Chồng và cả gia đình chồng dường như không ai hợp tác trong việc dạy dỗ nên mẹ Hà Linh một mình dạy con.

Chị tận dụng mọi không gian yên tĩnh để con làm quen với âm thanh lời nói. Những lúc bế con xuống cầu thang, chơi tàu bay giấy, ngồi trên giường đều được chị biến thành những trò chơi âm thanh thú vị. Hàng ngày cứ đến một giờ nhất định, chị bắt con ngồi vào bàn học. Lúc đầu bé hay khóc, không chịu ngồi một chỗ nhưng chị đã chuẩn bị rất nhiều đồ chơi để mỗi lần con đòi ra khỏi ghế là mẹ lại mang ra một đồ chơi mới. Thời lượng học cũng tăng dần từ 5 phút đến 10 phút rồi nửa tiếng. 

Khi con quen với ngôn ngữ và chịu hợp tác, chị bắt đầu mở rộng ngôn ngữ từ tranh ảnh. Dần dần Hà Linh biết gọi những con vật, những bông hoa yêu thích thành tên, phân biệt được màu sắc, hình khối... Mỗi ngày mở rộng đề tài một ít, dần dần Hà Linh đã tích lũy được một lượng kiến thức mà ở độ tuổi của em, các bạn khác chưa có.

"Phẫu thuật lúc 15 tháng, đến 18 tháng bé nói được hơn 20 từ. Con số này tăng lên 300 từ lúc bé tròn 2 tuổi. Lượng danh từ đã phát triển và đến lúc mẹ phải mở rộng cho bé hơn nữa cả về động từ, tính từ, giới từ... để bé có thể ghép thành câu hoàn chỉnh", mẹ Hà Linh hồ hởi.

Tiếp tục dạy con giao tiếp, chị đã giúp con diễn đạt mong muốn của mình bằng những câu khá dài một cách tròn vành rõ chữ. Chị gái nhỏ của bé bắt đầu đóng một vai trò nhất định trong việc dạy em, học cùng em. Mỗi tối hai chị em đều ngồi nghe mẹ đọc truyện và thay phiên trả lời những câu hỏi của mẹ khi kết thúc truyện. Đến lúc con vào nhà trẻ, hòa đồng cùng các bạn, hào hứng kể chuyện trường lớp, chuyện cô giáo, mẹ Hà Linh hạnh phúc biết rằng mình đã thành công. Chị không còn cảm thấy cô đơn trên con đường đi tìm ngôn ngữ cho con.

Tại buổi huấn luyện "Con đường ngắn nhất để mẹ thành cô giáo" do Trung tâm trợ thính Cát Tường tổ chức tại TP HCM vào ngày 18/5, bà Leah M. Labrador, chuyên gia quốc tế về trị liệu phục hồi chức năng nghe nói đã nhấn mạnh vai trò hỗ trợ của gia đình trong việc giành lại âm thanh cuộc sống ở trẻ khiếm thính.

"Hai yếu tố quan trọng luôn phải song hành để giúp trẻ khiếm thính có thể nghe tốt, phát âm chuẩn, giao tiếp hòa nhập là công nghệ và quá trình trị liệu. Máy móc tốn khá nhiều tiền nhưng chỉ đóng vai trò hỗ trợ, quan trọng nhất là sự kiên trì luyện tập. Do đó phụ huynh cần có nhận thức, hiểu biết sâu sắc, dành đủ thời gian giúp con phát triển ngôn ngữ sau khi con đã được can thiệp công nghệ để nghe", bà Leah M. Labrador chia sẻ.

Lê Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/doi-song/chang-duong-chong-gai-tim-lai-ngon-ngu-cho-con-khiem-thinh-2992533.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY