Bài thuốc dân gian hôm nay

Cháo củ mài kiện tỳ, bổ thận

Trong Đông y, củ mài có tên là dược là hoài sơn, có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, ích tâm phế, bổ thận.

Trong nhân dân, thường dùng củ mài phối hợp với một số vị Thu*c đơn giản nấu cháo ăn, có tác dụng rất tốt, cho người bệnh suy nhược cơ thể, chán ăn, trẻ em suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, vân vân.
Vây củ mài thuộc họ dây leo quấn, thân nhẵn, hơi có góc cạnh, màu đỏ hồng, thường mang những củ nhỏ ở nách lá, dái mài. Rễ củ đơn độc hoặc từng đôi, ăn sâu vào đất đến hàng mét, hơi phình ở phía gốc, vỏ ngoài có màu nâu xám, thịt mềm màu trắng. Lá mọc so le hay mọc đối, hình tim. Cụm hoa đơn tính, gồm các bông khúc khuỷu, màu vàng.

Cây thường mọc hoang ở các vùng rừng núi phía Bắc và miền Trung. Nhân dân vùng núi thường đào củ mài về, cạo sạch vỏ, luộc, xào hoặc nấu canh ăn. củ mài cũng và được trồng nhiều ở đồng bằng để làm dược liệu. Đào củ vào mùa hè thu, khi cây đã lụi, mang về rửa sạch, gọt vỏ, sau đó phơi sấy khô.

Mạng Y Tế xin giới thiệu: Một số món cháo Thu*c bổ thường dùng:

Bài 1: Cháo bổ tỳ: củ mài 50g, khoai sọ 200g, gạo tẻ 50g, nấu cháo ăn trong ngày. Thường xuyên ăn món cháo này, có tác dụng ích khí, tăng thể lực, bổ tỳ vị, tăng cường chức năng tiêu hóa, dùng chữa chứng đuối sức, mệt mỏi, kém ăn, miệng khát, hay phiền táo.

Bài 2: Chữa suy dinh dưỡng ở trẻ: củ mài 20g, gạo 50g, biển đậu 10g, lòng đỏ trứng gà 1 cái, đường trắng 20g. củ mài sấy khô. Gạo, biển đậu đều xay thành bột. Trứng gà luộc bóc lấy lòng đỏ, cho vào bột gạo dầm nát trộn đều. Tất cả cho vào nồi thêm 200ml nước, đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín, cho đường quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, ăn liền 15 ngày.

Bài 3: Ăn kém, trướng bụng, khó tiêu: củ mài 30g, ý dĩ 30g, hạt sen bỏ tâm 15g, đại táo 10 quả, gạo tẻ 100g. Tất cả nấu cháo thêm đường, muối. Ăn khi đói. Dùng cho các trường hợp tỳ vị hư, ăn kém chậm tiêu, trướng bụng, tiêu chảy, mệt mỏi toàn thân.

Bài 4: Chữa cơ thể suy nhược sau khi ốm: củ mài 15g, vừng đen 120g, đường đỏ 20g, sữa bò 200g, đường phèn 100g, gạo tẻ 30g. củ mài thái nhỏ. Vừng và gạo rang chín vàng, nghiền nhỏ, rồi cho nước vào quấy đều, lọc lấy nước trộn với sữa bò, đường phèn, đun sôi cùng củ mài quấy chín. Ăn trong ngày. Tác dụng: Bổ can thận, bổ tỳ nhuận trường, chữa cơ thể suy nhược sau khi ốm, gan thận yếu, tóc bạc sớm, bí đại tiện.

Bài 5: Tỳ vị nhược, chán ăn, khô miệng khát nước, táo bón: củ mài 30g, gạo nếp 50g. Nấu cháo thêm đường trắng hoặc muối, tùy theo khẩu vị, ăn nóng. Có thể ăn thường xuyên.

Kiêng kỵ: Người có thấp nhiệt thực tà, không được dùng.Bác sĩ: Thúy An.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/chao-cu-mai-kien-ty-bo-than-n21271.html)

Tin cùng nội dung

  • Gừng có tác dụng vô cùng tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý khi sử dụng loại thực phẩm này. Dưới đây là 5 điều cần lưu ý khi sử dụng gừng.
  • Người xưa có câu: “Trên trời có sâm bồ câu, trên cạn có chim cút, dưới ao đầm có sâm tôm, lươn, dưới biển có hải sâm, hải mã...”.
  • Thời tiết ẩm ương của mùa đông miền bắc rất dễ khiến người lớn, trẻ nhỏ bị viêm họng và ho. Hãy tham khảo các cách chữa ho dân gian dễ làm dưới đây nhé.
  • Theo y học cổ truyền, thịt ba ba có vị ngọt, tính bình, vào can, thận, có tác dụng tư âm dưỡng huyết, lương huyết thanh nhiệt, bổ thận cường kiện gân cốt nên thường dùng làm món ăn bồi bổ cho người tạng nhiệt,
  • Đàn ông được mệnh danh là phái mạnh, nên luôn muốn mình dũng mãnh ở mọi nơi. Nhưng tạo hóa và bệnh tật đâu phải lúc nào cũng chiều lòng người.
  • Bong bóng cá còn gọi là phiêu giao, hoa giao, là bong bóng lấy từ trong ruột cá ra phơi khô. Món ăn này được cho là một trong “bát trân” (8 món ăn quý) có công hiệu bổ âm,
  • Không ít người vì chưa hiểu rõ thế nào là Thuốc bổ thận tráng dương của YHCT nên hễ cứ nghe thấy “bổ dương” là uống lấy uống để chẳng cần đến các thầy Thuốc đông y bắt mạch.
  • Ngũ vị tử còn gọi là ngũ mai tử, huyền cập, là quả chín phơi hay sấy khô của cây ngũ vị (Schisandra sinensis Baill.), thuộc họ ngũ vị tử (Schisandraceae). Ngoài ra còn có nam ngũ vị tử là quả của cây nắm cơm (Kadsura japonica L.), cùng thuộc họ ngũ vị tử.
  • Hạt mè thường dùng chữa các chứng: tóc bạc sớm, suy nhược sau cơn bệnh, táo bón, ho khan, thiếu sữa sau khi sinh, ung nhọt, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh.
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY