Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Chế độ ăn cho trẻ bị viêm cầu thận cấp

Viêm cầu thận là một bệnh rất phổ biến, nhất là ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Viêm cầu thận là một bệnh rất phổ biến, nhất là ở trẻ em và thanh thiếu niên. Khi đã mắc bệnh viêm cầu thận thì cần phải điều trị kịp thời nếu không sẽ trở thành viêm cầu thận mãn và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Chế độ ăn uống hợp lý cũng rất quan trọng để tăng cường hiệu quả của điều trị và giúp trẻ phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Tùy theo viêm cầu thận cấp thể tăng huyết áp, hay viêm cầu thận cấp thể urê máu cao mà có chế độ ăn phù hợp. Sau đây là chế độ ăn cho trẻ viêm cầu thận cấp, thể urê máu cao:

Về năng lượng: nhu cầu về năng lượng theo lứa tuổi: với trẻ từ 1- 3 tuổi cần 1.300Kcal/ngày, trẻ 4 - 6 tuổi là 1.600Kcal/ngày, trẻ 7 - 9 tuổi là 1.800Kcal/ngày, trẻ 10 - 15 tuổi 2.200 - 2.400Kcal/ngày. Nhu cầu về gluxít hàng ngày với trẻ từ 1 - 3 tuổi là 200 - 250g, 4 - 6 tuổi là 250 - 300g, 7 - 9 tuổi là 270 - 300g, 10 - 15 tuổi là 370 - 400g.

Về protein: lượng protein ăn vào hàng ngày cần hạn chế ở mức tối thiểu của nhu cầu. Tỉ lệ giữa protein động vật/protein tổng số là ≥ 60%.

Trẻ 1 - 3 tuổi cần 1 - 1,8g/kg cân nặng/ngày, từ 15 - 20g/ngày.

Trẻ 4 - 9 tuổi cần 1 - 1,5g/kg cân nặng/ngày, trẻ 4 - 6 tuổi là 25 - 30g/ngày, trẻ 7 - 9 tuổi là 30 - 35g/ngày.

Trẻ từ 10 - 15 tuổi cần 0,8 - 1g/kg cân nặng/ngày, 30 - 35g/ngày.

Về lipid: năng lượng do lipid đáp ứng từ 20 - 30% tùy theo tuổi, trong đó lượng axít béo không no 1 nối đôi chiếm 1/3, axít béo không no nhiều nối đôi chiếm 1/3 và axít béo no chiến 1/3 tổng số lipid. Nhu cầu lượng lipid cho từng nhóm tuổi trong ngày như: 1 - 3 tuổi cần 30 - 43 g, 4 - 6 tuổi là 35 - 53g, 7 - 9 tuổi là 40 - 60g, trẻ 10 - 15 tuổi là 50 - 60g.

Đảm bảo cân bằng nước điện giải:

Ăn nhạt khi có phù hoặc tăng huyết áp, lượng natri là 20 - 25mg/kg cân nặng/ngày. Nhu cầu lượng natri trong ngày cho từng lứa tuổi: trẻ từ 1 - 3 tuổi là 325 - 650mg, từ 4 - 6 tuổi là 473 - 875mg, 7 - 9 tuổi là 625 - 1.250mg, trẻ 10 - 15 tuổi là 1.000 - 2.000mg.

Nước: dùng hạn chế nước khi có phù, thiểu niệu hoặc vô niệu. Thể tích nước bằng thể tích nước tiểu cộng dịch mất bất thường cộng 35 - 40ml/kg (tùy theo mùa).

Kali: nhu cầu 40mg/kg cân nặng/ngày khi kali ≥ 5 mmol/l, hạn chế các thực phẩm có nhiều kali.

Hạn chế các thực phẩm giàu phosphat khi lượng phosphat máu ≥ 2 mg/dl.

Bổ sung các vitamin, chất khoáng.

Ăn từ 4 - 6 bữa/ngày, tùy theo lứa tuổi.

Một số lưu ý về chế độ ăn của trẻ viêm cầu thận cấp:Những thực phẩm không nên dùng hoặc hạn chế:- Không được ăn muối và mì chính khi có biểu hiện bị phù (phù trắng, mềm, ấn lõm). Thay vào đó bệnh nhân có thể ăn nước mắm và xì dầu (2 thìa mỗi ngày).- Ăn hạn chế protid, không nên ăn gia vị: hành, tỏi, ớt, uống nước ít hơn lượng nước tiểu thải ra trong ngày.- Hạn chế đường, các loại thực phẩm có nhiều cholesterol.- Nên ăn các thức ăn có nguồn gốc thực vật, giàu dinh dưỡng như hạt sen, khoai tây, đậu nành.Những thực phẩm nên dùng:Chất bột đường: có nguồn gốc từ các loại khoai sọ, khoai lang, miến dong, bột sắn dây.Nên sử dụng đạm có nguồn gốc từ động vật như: thịt nạc, cá, sữa, trứng.ThS.BS. NGUYỄN VĂN TIẾN

(Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng Viện Dinh dưỡng Quốc gia)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/che-do-an-cho-tre-bi-viem-cau-than-cap-n130037.html)

Tin cùng nội dung

  • Chế độ ăn kiêng nhanh là một kế hoạch giảm cân hứa hẹn những kết quả nhanh chóng. Những chế độ ăn kiêng này thường không có kết quả trong việc giảm cân lâu dài và không lành mạnh.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn ít purine được bác sĩ khuyên áp dụng nếu bạn mắc bệnh gút hoặc tăng acid uric máu. Áp dụng chế độ ăn ít purine giúp giảm đau, tấy đỏ và nhức ở các khớp xương.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY