Dinh dưỡng hôm nay

Chế độ ăn giúp trẻ mắc COVID-19 mau khỏi bệnh

Theo BS CKII Trương Cẩm Trinh, Trưởng Khoa Khám, Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ, khi trẻ mắc COVID-19, cha mẹ cần bình tĩnh theo dõi và xử trí các triệu chứng theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

THU SƯƠNG (lược ghi)

Theo BS CKII Trương Cẩm Trinh, Trưởng Khoa Khám, Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ, khi trẻ mắc COVID-19, cha mẹ cần bình tĩnh theo dõi và xử trí các triệu chứng theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Ðặc biệt, cần lưu ý chăm sóc dinh dưỡng tốt cho trẻ, giúp trẻ nhanh hồi phục.

Ngoài quan tâm chế độ dinh dưỡng khi trẻ mắc bệnh, khi có bất thường, cần liên hệ ngay cán bộ y tế để được hỗ trợ.

Theo bs cẩm trinh, cần cho trẻ ăn đầy đủ, cân bằng dinh dưỡng. chế độ ăn cho trẻ mắc covid-19 cần cân đối hàng ngày với 4 yếu tố chính: lipid (lipid động vật và lipid thực vật); vitamin và khoáng chất; thành phần các chất sinh năng lượng (protein, lipid, carbohydrate) và protein (protein động vật và thực vật). hằng ngày trẻ cần ăn ít nhất 5 trong 8 nhóm thực phẩm (nhóm tinh bột, nhóm sữa và chế phẩm sữa, nhóm dầu mỡ, nhóm rau củ, nhóm thịt cá, nhóm trứng, nhóm các loại hạt, nhóm rau củ màu vàng - xanh thẫm). cung cấp đủ nước, đặc biệt là nước trái cây tươi. khuyến khích trẻ 1-2 tuổi uống sữa công thức tối thiểu 600ml/ngày (trẻ không có sữa mẹ) và trẻ trên 2 tuổi 500ml/ngày sữa công thức theo tuổi/ngày nhằm đủ đáp ứng dinh dưỡng cho sự tăng trưởng và cân bằng dinh dưỡng (không cần bổ sung đa vi chất). trường hợp trẻ kém ăn, ăn không đủ lượng theo khuyến nghị thì phải dùng công thức hỗ trợ dinh dưỡng đường uống có đậm độ năng lượng cao (1kcal/ml) thay thế hoàn toàn hay một phần cho sữa công thức thông thường. cho trẻ ăn những món trẻ thích, thức ăn dễ tiêu hóa và có giá trị dinh dưỡng cao. lưu ý hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, hạn chế ăn quá mặn; tránh uống các loại nước ngọt công nghiệp.

Cha mẹ cần theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ để xác định xem trẻ có khả năng bị suy dinh dưỡng cấp. Theo dõi cân nặng định kỳ cho trẻ, 3-5 ngày/lần. Nếu trẻ có sụt cân từ 1-2%/1 tuần cần thông báo ngay cho nhân viên y tế để được hướng dẫn. Ðánh giá biểu hiện đường tiêu hóa hàng ngày của trẻ như: chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, bởi chúng sẽ làm suy giảm lượng thức ăn và giảm hấp thụ. Theo dõi lượng thức ăn trẻ ăn vào trong ngày, nếu ít hơn 70% nhu cầu bình thường so với tuổi, cần được tư vấn cụ thể bởi nhân viên y tế.

Cha mẹ cần đảm bảo khẩu phần ăn hàng ngày cho trẻ với các món ăn hợp khẩu vị. Thức ăn cần được cắt thái hoặc xay nhỏ hơn, chế biến mềm hơn, lỏng hơn so với lúc trẻ chưa bị bệnh. Thay đổi món ăn và chia làm nhiều bữa nhỏ để giúp cho quá trình ăn nhai tốt hơn, ăn ngon miệng hơn và dễ tiêu hóa hơn. Hạn chế các món chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nướng, xông khói,… không có lợi cho trẻ. Sau khi trẻ đã khỏi bệnh, cần cho trẻ ăn nhiều hơn trong giai đoạn hồi phục, ít nhất là 2 tuần, để trẻ có thể nhanh chóng trở về tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe bình thường.

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo cần thơ (https://baocantho.com.vn/che-do-an-giup-tre-mac-covid-19-mau-khoi-benh-a145847.html)

Tin cùng nội dung

  • Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính có thể do kém hấp thu trong loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh; tổn thương niêm mạc ruột do viêm mạn; thiếu enzym tiêu hóa; nghiện rượu; ung thư đường ruột; bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa như trong đái tháo đường, xơ gan... Ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy mạn.
  • Khi bị suy tim bệnh nhân sẽ khó thở (thở nhanh), gan to, phù 2 chi dưới. Trường hợp nặng có thể phù toàn thân. Do vậy, chế độ ăn nhạt, không ăn muối, uống ít nước là điều quan trọng trong điều trị suy tim.
  • Chế độ ăn kiêng nhanh là một kế hoạch giảm cân hứa hẹn những kết quả nhanh chóng. Những chế độ ăn kiêng này thường không có kết quả trong việc giảm cân lâu dài và không lành mạnh.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn ít purine được bác sĩ khuyên áp dụng nếu bạn mắc bệnh gút hoặc tăng acid uric máu. Áp dụng chế độ ăn ít purine giúp giảm đau, tấy đỏ và nhức ở các khớp xương.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY