Dinh dưỡng hôm nay

Chế độ ăn kháng viêm giúp bảo vệ trí não

Theo nghiên cứu mới đăng trên Tạp chí Neurology, những người theo đuổi một chế độ ăn kháng viêm (gồm nhiều trái cây, rau củ, đậu, trà và cà phê) có nguy cơ khởi phát chứng sa sút trí tuệ thấp hơn.

Theo nghiên cứu mới đăng trên tạp chí neurology, những người theo đuổi một chế độ ăn kháng viêm (gồm nhiều trái cây, rau củ, đậu, trà và cà phê) có nguy cơ khởi phát chứng sa sút trí tuệ thấp hơn.

Để xem xét tiềm năng chống viêm nhờ chế độ ăn uống hằng ngày, các chuyên gia tại Đại học Kapodistrian, Athens (Hy Lạp) đã yêu cầu 1.059 người có tuổi trung bình là 73 cung cấp thông tin về tần suất tiêu thụ các loại thực phẩm. Họ nhận thấy dưỡng chất trong tất cả các loại thực phẩm đều góp phần vào tính chất gây viêm của một chế độ ăn uống. Điểm số cho thấy khả năng gây viêm của một chế độ ăn là từ -8,87 đến 7,98 và điểm số cao hơn cho thấy chế độ ăn đó dễ gây viêm hơn.

Sau khi chia người tham gia thành 3 nhóm dựa trên điểm số đánh giá, các chuyên gia nhận thấy nhóm có điểm số thấp nhất (dưới -1,76) có một chế độ ăn kháng viêm tốt hơn nhờ ăn trung bình 20 phần trái cây, 19 phần rau củ, 4 phần đậu hoặc các loại đậu khác và 11 phần cà phê/trà mỗi tuần. nhóm có điểm số cao nhất (từ 0,21 trở lên) có một chế độ ăn dễ gây viêm hơn, ăn trung bình 9 phần trái cây, 10 phần rau củ, 2 phần đậu và 9 phần cà phê/trà mỗi tuần.

Sau 3 năm theo dõi, có 62 người đã khởi phát chứng sa sút trí tuệ. những người này có điểm đánh giá trung bình là -0,06, trong khi điểm đánh giá trung bình của những người không bị sa sút trí tuệ là -0,7. sau khi tính đến các yếu tố nguy cơ khác như tuổi tác và giới tính, nhóm nghiên cứu phát hiện cứ tăng thêm 1 điểm số trong điểm đánh giá về chế độ ăn gây viêm, nguy cơ sa sút trí tuệ tăng thêm 21%.

HƯƠNG THẢO (Theo MedicalXpress)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo cần thơ (https://baocantho.com.vn/che-do-an-khang-viem-giup-bao-ve-tri-nao-a140489.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh Alzheimer (sa sút trí tuệ) là nguyên nhân chủ yếu của chứng sa sút trí tuệ ở người già với số người bị mắc vào khoảng 2,1-2,5 triệu người trên toàn thế giới.
  • Bệnh Alzheimer có thể được chia thành các giai đoạn nhẹ, trung bình hoặc nặng. Mỗi giai đoạn đều có các triệu chứng riêng biệt.
  • Sa sút trí tuệ (SSTT) là sự suy giảm chức năng trí tuệ và nhận thức, dẫn đến giảm khả năng hoạt động sống hàng ngày.
  • Bệnh Alzheimer là nguyên nhân thường gặp nhất, (chiếm khoảng 60 đến 70%), của hội chứng sa sút trí tuệ. Người mắc bệnh Alzheimer trung bình ở độ tuổi trên 60, tuy nhiên, hiện nay, với sự hiểu biết về bệnh, và sự phát triển của các phương pháp chẩn đoán hiện đại, đã phát hiện không ít ca bệnh chỉ mới 40 đến 50 tuổi.
  • Là thuật ngữ được dùng nhiều trong thời gian gần đây, để nói về căn bệnh sa sút trí tuệ ở người trung cao tuổi, bệnh rất đa dạng, chứa đựng nhiều bí ẩn, mà khoa học chưa hiểu hết, nên hiệu quả điều trị còn thấp, và dưới đây là một số dạng sa sút trí tuệ thường gặp.
  • Theo nghiên cứu mang tên Mối nguy hiểm của môi trường đối với sức khỏe người cao tuổi, do các chuyên gia ở Trung tâm Khoa học và Môi trường Boston Mỹ thực hiện mới đây cho thấy,
  • Bệnh Alzheimer tăng lên theo tuổi, trung bình 65 tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam.
  • Sa sút trí tuệ là căn bệnh gồm nhiều triệu chứng khác nhau, ảnh hưởng đến trí tuệ và năng lực xã hội. Giảm trí nhớ rất hay gặp trong sa sút trí tuệ
  • Nếu bạn hoặc một thành viên gia đình đã được chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ, điều quan trọng là bắt đầu lập kế hoạch cho tương lai. Hãy bàn bạc các vấn đề dưới đây với gia đình.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY