Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Loại rau tốt nhất giúp não bộ trẻ lâu, ăn đều sẽ không sợ mất trí nhớ, về lâu dài chặn đứng bệnh sa sút trí tuệ bất chấp tuổi tác

Loại rau này có rất giàu các chất dinh dưỡng tăng cường trí não như vitamin K, folate, beta-carotene và lutein.

Loại rau tốt nhất giúp não bộ trẻ lâu, ngăn chặn mất trí nhớ hay sa sút trí tuệ

Đó chính là rau lá xanh! Chuyên gia dinh dưỡng Toby Amidor (tác giả cuốn sách bán chạy nhất của Tạp chí Phố Wall Diabetes Create Your Plate Meal Prep Cookbook) chia sẻ loại rau tốt nhất mà cô ấy tin rằng sẽ có hiệu quả nhất trong việc giữ cho bộ não luôn trẻ khỏe, bất chấp tuổi tác. Thay vì chọn tên một loại rau cụ thể, cô ấy chọn rau lá xanh.

Nghiên cứu cho thấy, ăn rau lá xanh trong các bữa ăn hàng ngày có thể giúp làm chậm quá trình suy giảm nhận thức. Điều đó đồng nghĩa với việc ngăn chặn bệnh Alzheimer (sa sút trí tuệ hay mất trí nhớ), tăng cường tuổi thọ.

Những loại rau xanh có nhiều lá rất giàu các chất dinh dưỡng tăng cường trí não như vitamin K, folate, beta-carotene và lutein.

Theo Eat this, nghiên cứu quan sát được công bố vào năm 2018 trên tạp chí Neurology, với hơn 950 người, tuổi từ 58 đến 99, tham gia nghiên cứu cho Dự án Trí nhớ và Lão hóa.

Trong nghiên cứu, các đối tượng đã hoàn thành một bảng câu hỏi về tần suất thực phẩm và 2 đánh giá nhận thức trong gần 5 năm. Khi phân tích dữ liệu, các nhà nghiên cứu phát hiện, những người ăn 1-2 phần rau bina, cải xoăn, cải thìa hoặc mù tạt xanh hàng ngày có khả năng ghi nhớ. Sự tỉnh táo, minh mẫn tương đương những người trẻ hơn mình 11 tuổi.

Các nhà khoa học suy đoán rằng những chất dinh dưỡng quan trọng trong rau lá xanh có tác dụng làm chậm quá trình suy giảm nhận thức, ngăn chặn mất trí nhớ.

Chính xác thì trong rau lá xanh có những hợp chất quan trọng nào cực kỳ quan trọng với não bộ?

1. Vitamin K

Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Tuy nhiên, phylloquinone, tên khoa học của vitamin K, thực tế đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh khỏi bị hư hại và ch*t do độc tố trong não.

2. Folate

Vitamin B này rất quan trọng đối với việc sản xuất chất dẫn truyền thần kinh và myelin, lớp cách điện bảo vệ bao phủ các dây thần kinh trong não và tủy sống. Từ đó cho phép các xung điện bắn nhanh chóng dọc theo các tế bào thần kinh.

3. Beta-carotene

Hợp chất được biết đến nhiều nhất để tạo cho cà rốt và ớt có màu cam, đỏ và tăng cường thị lực khỏe mạnh, cũng phổ biến trong các loại rau lá xanh.

Là một chất chống oxy hóa, nó hữu ích trong việc hạn chế thiệt hại do căng thẳng oxy hóa, được cho là yếu tố chính gây suy giảm nhận thức. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng beta-carotene cải thiện kỹ năng ghi nhớ. Do đó hoàn toàn có thể giảm nguy cơ mất trí nhớ.

4. Lutein

Chất chống oxy hóa này được biết đến với tác dụng giảm thoái hóa điểm vàng do tuổi tác cũng là một carotenoid, giống như beta-carotene. Tuy nhiên, nó có thể còn quan trọng hơn đối với não bộ vì lutein chiếm 60% hàm lượng carotenoid trong não.

Các nghiên cứu đã liên kết những đứa trẻ bú sữa mẹ nhận được lutein từ chế độ ăn của mẹ với chức năng nhận thức tốt hơn so với những đứa trẻ bú sữa công thức.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu hiện đang xem xét lutein như một phương pháp điều trị tiềm năng đối với bệnh Parkinson do vai trò của chất chống oxy hóa trong việc ngăn ngừa ch*t tế bào.

Bây giờ, có lẽ bạn đang nghĩ, "Bộ não của tôi cần nhiều rau lá xanh hơn". Đúng vậy! Nếu bạn thích ăn salad thì hãy tăng cường rau lá xanh. Ngoài ra cũng nên đưa rau lá xanh vào chế độ ăn theo những cách khác như ăn kèm vào bữa sáng của bạn.

Nếu bạn thích sinh tố cho bữa sáng, hãy thêm một ít rau bina hoặc cải xoăn trước khi pha chế. Bạn thậm chí sẽ không cảm nhận được sự khác biệt. Trong khi lại tăng cường sức khỏe não bộ, giúp não bộ minh mẫn, trẻ trung bất chấp tuổi tác.

Muốn não bộ luôn trẻ trung, khỏe mạnh, không lo mất trí nhớ cần loại bỏ 7 thực phẩm tồi tệ

1. Đồ uống nhiều đường

Theo Healthline, đồ uống có đường có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ. Xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao, gây viêm và suy giảm chức năng não. Khả năng ghi nhớ và học tập đều suy giảm.

2. Carbs tinh chế

Việc hấp thụ nhiều carbs tinh chế có chỉ số đường huyết (GI) và lượng đường huyết (GL) cao có thể làm suy giảm trí nhớ và trí thông minh, cũng như làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ. Chúng bao gồm đường và các loại ngũ cốc đã qua chế biến cao như bột mì trắng...

3. Thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa

Chất béo chuyển hóa có thể liên quan đến việc suy giảm trí nhớ và nguy cơ mắc bệnh Alzheimer mặc dù các bằng chứng hiện còn nhiều trái chiều.

Cắt bỏ hoàn toàn chất béo chuyển hóa và tăng chất béo không bão hòa trong chế độ ăn uống của bạn có thể là một chiến lược tốt để tăng cường sức khỏe não bộ.

4. Thực phẩm đã qua chế biến

Thực phẩm chế biến góp phần tạo ra chất béo dư thừa xung quanh các cơ quan nội tạng, có liên quan đến sự suy giảm trong mô não.

Ngoài ra, chế độ ăn kiểu phương Tây có thể làm tăng khả năng viêm, gây suy giảm trí nhớ, khả năng học tập...

5. Thực phẩm chứa Aspartame

Aspartame là một chất làm ngọt nhân tạo được tìm thấy trong nhiều loại nước ngọt và các sản phẩm không đường. Nó có liên quan đến các vấn đề về hành vi và nhận thức. Tuy nhiên, về tổng thể nó được coi là một sản phẩm an toàn.

6. Rượu

Mặc dù uống rượu vừa phải có thể có một số tác động tích cực đến sức khỏe, nhưng uống quá nhiều có thể dẫn đến mất trí nhớ, thay đổi hành vi và gián đoạn giấc ngủ. Rủi ro đặc biệt cao ở nhóm thanh thiếu niên, thanh niên và phụ nữ mang thai.

7. Cá chứa nhiều thủy ngân

Thủy ngân là một nguyên tố cực kỳ độc hại cho thần kinh. Nó có thể gây hại cho thai nhi đang phát triển và trẻ nhỏ. Những loại cá này thường là cá săn mồi lớn như cá mập và cá kiếm. Tốt nhất bạn nên hạn chế ăn các loại cá chứa nhiều thủy ngân để não bộ minh mẫn, chống mất trí nhớ.

https://afamily.vn/loai-rau-tot-nhat-giup-nao-bo-tre-lau-an-deu-se-khong-so-mat-tri-nho-ve-lau-dai-chan-dung-benh-sa-sut-tri-tue-bat-chap-tuoi-tac-20220501093933113.chn
Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/loai-rau-tot-nhat-giup-nao-bo-tre-lau-an-deu-se-khong-so-mat-tri-nho-ve-lau-dai-chan-dung-benh-sa-sut-tri-tue-bat-chap-tuoi-tac-20220501093933113.chn)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh Alzheimer (sa sút trí tuệ) là nguyên nhân chủ yếu của chứng sa sút trí tuệ ở người già với số người bị mắc vào khoảng 2,1-2,5 triệu người trên toàn thế giới.
  • Bệnh Alzheimer có thể được chia thành các giai đoạn nhẹ, trung bình hoặc nặng. Mỗi giai đoạn đều có các triệu chứng riêng biệt.
  • Sa sút trí tuệ (SSTT) là sự suy giảm chức năng trí tuệ và nhận thức, dẫn đến giảm khả năng hoạt động sống hàng ngày.
  • Bệnh Alzheimer là nguyên nhân thường gặp nhất, (chiếm khoảng 60 đến 70%), của hội chứng sa sút trí tuệ. Người mắc bệnh Alzheimer trung bình ở độ tuổi trên 60, tuy nhiên, hiện nay, với sự hiểu biết về bệnh, và sự phát triển của các phương pháp chẩn đoán hiện đại, đã phát hiện không ít ca bệnh chỉ mới 40 đến 50 tuổi.
  • Là thuật ngữ được dùng nhiều trong thời gian gần đây, để nói về căn bệnh sa sút trí tuệ ở người trung cao tuổi, bệnh rất đa dạng, chứa đựng nhiều bí ẩn, mà khoa học chưa hiểu hết, nên hiệu quả điều trị còn thấp, và dưới đây là một số dạng sa sút trí tuệ thường gặp.
  • Theo nghiên cứu mang tên Mối nguy hiểm của môi trường đối với sức khỏe người cao tuổi, do các chuyên gia ở Trung tâm Khoa học và Môi trường Boston Mỹ thực hiện mới đây cho thấy,
  • Bệnh Alzheimer tăng lên theo tuổi, trung bình 65 tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam.
  • Sa sút trí tuệ là căn bệnh gồm nhiều triệu chứng khác nhau, ảnh hưởng đến trí tuệ và năng lực xã hội. Giảm trí nhớ rất hay gặp trong sa sút trí tuệ
  • Nếu bạn hoặc một thành viên gia đình đã được chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ, điều quan trọng là bắt đầu lập kế hoạch cho tương lai. Hãy bàn bạc các vấn đề dưới đây với gia đình.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY