Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Chế độ ăn uống, cách chăm sóc người thay van tim cơ học?

Bố em đi khám được biết là van tim thay đang bị ô xi hóa. Em muốn nhờ BS tư vấn giúp em cách chữa trị như thế nào và chế độ ăn uống cũng như chăm sóc?
Chào BS,

Cách đây 10 năm bố của em có thay 2 van cơ học, uống Thu*c đều đặn và lên thăm khám thường xuyên 2 tháng 1 lần. Lần khám này bố em lên khám được biết là van tim thay của bố em đang bị ô xi hóa. Em muốn nhờ BS tư vấn giúp em là bố em bị như vậy thì cách chữa trị như thế nào và chế độ ăn uống cũng như chăm sóc bây giờ. Mong sớm nhận được phản hồi từ BS. Cảm ơn BS nhiều.

(Đoàn Thị Thủy - Nam Định)

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào bạn,

Van tim cơ học được làm từ vật liệu nhân tạo carbon hoặc titanium, ưu điểm lớn nhất của van cơ học đến nay là độ bền. Về lý thuyết van này có thể tồn tại đến suốt đời và các loại vật liệu cấu tạo nên van không thể bị hoen gỉ hay oxy hóa. Có lẽ đã có sự hiểu nhầm về lời giải thích của BS trong trường hợp này. Vì được làm từ vật liệu nhân tạo, nhược điểm lớn nhất của loại van cơ học là bệnh nhân phải sử dụng kháng đông suốt đời.

Thu*c kháng đông thường đi kèm với nhiều nguy cơ. Nếu bệnh nhân sử dụng quá liều, có thể bị xuất huyết nhiều nơi và nặng nề nhất là xuất huyết não. Ngược lại, dùng Thu*c kháng đông không đủ liều sẽ làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trên lá van cơ học, ảnh hưởng hoạt động của van hoặc nhồi máu các cơ quan do cục máu đông bung ra. có thể dẫn đến Tu vong nếu không được can thiệp kịp thời…

Do đó, khi sử dụng Thu*c kháng đông, cần chú ý thông báo với BS khi muốn sử dụng kèm Thu*c khác vì nguy cơ tương tác cao. Nhiều loại thực phẩm chứa vitamin K, gây cản trở tác dụng của Thu*c cần phải hạn chế (hoặc sử dụng chế độ ăn cố định, ít thay đổi) như: bông cải xanh, cải bắp, củ cải, rau chân vịt, súp lơ, mùi tây, hành xanh, rau muống, măng tây và rau diếp, mù tạc, trà xanh, bơ, gan động vật, dầu đậu tương, đậu nành dầu hướng dương và các loại đậu.

Ngoài ra, cũng cần cảnh giác theo dõi các dấu hiệu của xuất huyết hoặc kẹt van (bệnh tim nặng hơn), tái khám thường xuyên để theo dõi hiệu quả điều trị, tránh uống rượu, bia, không tham gia hoạt động thể thao mà có thể dẫn đến va chạm mạnh.

Thân mến!

BS Võ Thị Tố Uyên
Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe - AloBacsi.vn
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/che-do-an-uong-cach-cham-soc-nguoi-thay-van-tim-co-hoc-n314506.html)

Tin cùng nội dung

  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn ít purine được bác sĩ khuyên áp dụng nếu bạn mắc bệnh gút hoặc tăng acid uric máu. Áp dụng chế độ ăn ít purine giúp giảm đau, tấy đỏ và nhức ở các khớp xương.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY