Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Chế độ ăn uống tốt cho người tiểu đường

Bố tôi bị tiểu đường đã mấy năm nay, đã điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Xin quý báo tư vấn về chế độ ăn uống tốt cho người bệnh tiểu đường.

Hải Hùng (Yên Bái)

Bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì ảnh hưởng rất lớn tới sự cân bằng của đường huyết trong máu. do đó, trong quá trình điều trị, người bệnh cần đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn uống hằng ngày.

Ăn nhiều rau, trái cây tươi: một ngày, bệnh nhân tiểu đường nên ăn khoảng 400gr rau và trái cây tươi. rau quả tươi vừa có tác dụng chống lão hóa, vừa là thức ăn bổ sung vitamin, muối khoáng tốt nhất. nên ăn cả xác hơn là ép lấy nước uống, chất xơ ở rau quả là thành phần quan trọng làm giảm đường, làm chậm hấp thu đường và đỡ tăng đường sau khi ăn, tránh các loại trái cây ngọt như nho, xoài, na, nhãn... tránh xa tuyệt đối các loại bánh kẹo, nước ngọt có gas, rượu... bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng các chất ngọt nhân tạo có thể thay đường. hạn chế khoai tây trắng và các sản phẩm ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng và mì sợi trắng, chỉ ăn như món ăn phụ nhỏ. hạn chế đồ ngọt tập trung bao gồm các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao, chẳng hạn như kem. ăn lành mạnh một loại protein ở hầu hết các bữa ăn, chẳng hạn như cá, đậu hoặc thịt gà không da. chọn các loại thực phẩm với chất béo có lợi cho sức khỏe như dầu ôliu, bơ, dầu thực vật. hạn chế chất béo bão hòa từ sữa. ăn đủ 3 bữa ăn và đặc biệt không bỏ bữa sáng. ăn chậm và dừng lại khi thấy vừa đủ.

Chế độ ăn hợp lý kết hợp với thể dục thể thao thường xuyên chính là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất. tuy nhiên, chế độ ăn cụ thể phải dựa trên từng bệnh nhân (cân nặng, lượng đường trong máu...), do vậy, anh nên đưa mẹ đi khám để được tư vấn cụ thể.

BS. Văn Bàng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/che-do-an-uong-tot-cho-nguoi-tieu-duong-n174753.html)

Tin cùng nội dung

  • Chế độ ăn kiêng nhanh là một kế hoạch giảm cân hứa hẹn những kết quả nhanh chóng. Những chế độ ăn kiêng này thường không có kết quả trong việc giảm cân lâu dài và không lành mạnh.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn ít purine được bác sĩ khuyên áp dụng nếu bạn mắc bệnh gút hoặc tăng acid uric máu. Áp dụng chế độ ăn ít purine giúp giảm đau, tấy đỏ và nhức ở các khớp xương.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY