Sự việc xảy ra vào ngày 14/04/2018 khi cô bé Elianna đang nghịch nước trong hồ bơi của gia đình thì vô tình xảy ra tai nạn, mẹ cô bé cho biết sau tai nạn 30 phút cô bé hoàn toàn ổn, rất bình thường là đằng khác, vẫn vui đùa, ăn uống như mọi khi. Ngày hôm sau, tuy có hơi mệt mỏi nhưng cô bé cũng không có dấu hiệu nào bất thường.
Nhưng sang ngày thứ hai cô bé bắt đầu phát sốt và mẹ của cô vẫn nghĩ cô bị virus thông thường nên không mảy may nghĩ gì đến vụ tai nạn lúc nghịch nước. Nhưng không may cơn sốt lại kéo dài và mẹ cô bé bắt đầu lo lắng khi nhớ lại năm ngoài ở bang Texac cũng có một cậu bé qua đời vì chết đuối khô.
Cô bé Elianna may mắn sống xót vì được đưa vào viện kịp thời |
Và bản năng của người mẹ đã rất chính xác khi đã đưa cô bé đến phòng cấp cứu kịp thời và bác sĩ đã phát hiện nhịp tim của Elianna đập nhanh hơn mức bình thường, nồng độ oxy thấp, da chuyển sang tím tái, bước đầu xác định bị nhiễm trùng. Khi được chụp X-quang tại bệnh viện cho thấy cô bé viêm và nhiễm trùng do hóa chất hồ bơi gây ra.
Mẹ của cô bé cho biết đây không phải là “chết đuối”, cũng khó có thể cho rằng “đuối thứ cấp”, nhưng dù nó là gì đi chăng nữa bà cũng muốn cha mẹ cần chú ý con nhỏ hết sức, nhất là khi bơi hoặc đi chơi biển.
“Chết đuối thứ cấp” và “chết đuối khô” là gì?
Theo tiến sĩ Chamberlain, trưởng phòng cấp cứu tại Hệ thống Viện nhi Quốc gia Washinton cho hay các thuật ngữ “chết đuối khô” và “chết đuối thứ cấp” không phải là từ chuẩn của y khoa, vì thực tế nguyên nhân thực sự gây ra những cái chết này vẫn chưa được làm rõ ràng. Nhưng bạn có thể hiểu “chết đuối thứ cấp” là hàm ý muốn nhắc đến “bạn đang chìm trong nước lại lần nữa và mất mạng, mặc dù ở trên cạn”.
Mặc dù vậy về cơ bản, các thuật ngữ trên đều được sử dụng để mô tả trạng thái suy hô hấp (hoặc nặng hơn) sau khi uống hoặc hít phải nước quá nhiều. Những người dễ bị rơi vào tình trạng này thường là trẻ em, nhưng một điều nguy hiểm là triệu chứng chỉ bộc lộ ra ngoài sau đó đến vài giờ hoặc thậm chí là ngày hôm sau.
Chết đuối khô là cái chết bị trì hoãn vì mất thời gian khá lâu mới bùng phát, do vậy không nên chủ quan |
“Chết đuối thứ cấp” – là hiện tượng bạn bị nghẹt thở trong nước, sau đó dịch tràn vào phổi nhưng bạn vẫn sinh hoạt và bình thường ngay sau đó. Nhưng sau đó khoảng 24 giờ, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy khó thở, ho và bắt đầu thở gấp khò khè. Tiến sĩ Chamberlain cho rằng: “Phổi của bạn đang bị viêm và cái chết của bạn chỉ đang bị trì hoãn mà thôi”
Còn chết đuối khô, thường ngụ ý cho rằng những nguời nuốt phải quá nhiều nước (không phải hít). Thông thường trẻ em sẽ nôn nước ra và khỏe như thường, nhưng theo tiến sĩ Chamberlain “Chỉ đôi khi thôi, trẻ sẽ bị viêm đường hô hấp vì một số chất lỏng bẩn và chứa nhiều hóa chất đã tràn vào phổi”. Sau đó đường hô hấp sẽ bắt đầu co thắt kết hợp với nhiễm trùng nếu không đưa đến trung tâm y tế kịp thời thì nguy cơ mất mạng là rất cao.
Vì vậy bạn nên có cái nhìn chính xác hơn về hai thuật ngữ này, vì chúng vốn chứa rất nhiều điểm tương đồng. Các chuyên gia khuyên cha mẹ nên cẩn thận khi để con nghịch nước và cô gắng hạn chế đến mức thấp nhất các tổn thương nếu trẻ vô tình bị đuối nước.
Cần có người lớn bên trẻ lúc bơi cũng như tắm |
Tiến sĩ Chamberlain khuyên nếu trẻ bị đuối nước hoặc hít phải nước, sau khi sơ cứu phải hết sức cẩn thận. Hãy quan sát xem trẻ có bắt đầu ho, thở khè và đau ngực không, nhưng tốt nhất vẫn nên đến viện ngay sau đó. Vì một đứa trẻ bình thường phải mất một khoảng thời gian khá lâu để bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu nguy hiểm như buồn ngủ hơn bình thường, bối rối và rất khó khăn khi nói chuyện.
Tiến sĩ cũng nhắc nhở cha mẹ cũng không cần phải lo lắng thái quá nếu tre té nước hoặc bơi thành thạo, vì mỗi năm ước tính có khoảng 700 trẻ em tử vong vì chết đuối nhưng ước tính chỉ có khoảng1% trẻ bị chết đuối khô và chết đuối thứ cấp. Ông khuyên “để đảm bảo cho sự an toàn của trẻ nhỏ bạn không nên để trẻ bơi một mình, hoặc nên chọn những hồ bơi an toàn và có nhân viên cứu hộ kịp thời”.
Theo thống kê năm 2017 của WHO, Việt Nam là một trong những quốc gia có trẻ em chết đuối đứng thứ 2 trên thế giới. Vì vậy với đất nước khá nhiều ao hồ và sông suối như nước ta, phụ huynh cũng cần hết sức cẩn thận tránh để trẻ nghịch nước hoặc bơi cùng bạn bè ở những khu vực nguy hiểm. Nếu có thể nên cho trẻ tham gia các lớp bơi lội và nhắc nhở trẻ khởi động thật kỹ trước khi bơi.
Simon
Theo Tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: