12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Chết xương là gì và tại sao ngày càng có nhiều bệnh nhân nhiễm COVID-19 mắc phải biến chứng nguy hiểm này?

Chết xương là một di chứng mới nguy hiểm của bệnh COVID-19 khi 19 bệnh nhân ở Mumbai, Ấn Độ được phát hiện mắc chứng hoại tử vô mạch chỏm xương đùi (AVN), tức là các tế bào xương bị chết.

Coronavirus có thể làm suy giảm nghiêm trọng tình trạng sức khỏe của một người. Nếu mức độ nhiễm trùng nằm trong khoảng từ trung bình đến nặng, virus có thể đã gây ra một số thiệt hại cho hệ hô hấp. Ngay cả những người bị nhiễm bệnh nhẹ cũng phải cảnh giác trong giai đoạn sau khi mắc COVID-19 vì triệu chứng của các tình trạng sức khỏe khác do coronavirus gây ra có thể xuất hiện.

Các biến chứng sau khi mắc COVID-19 ngày càng gia tăng, từ nấm đen, tiểu đường, đông máu, bệnh tim mạch, hô hấp và nhiều biến chứng khác đã trở thành mối quan tâm của các chuyên gia. Hiện nay, các bác sĩ đã thông báo về những trường hợp chết xương ở những người sống sót sau COVID-19.

Hiện nay, các bác sĩ đã thông báo về những trường hợp chết xương ở những người sống sót sau COVID-19 - (Ảnh: Spunik).

Có 19 bệnh nhân COVID-19 ở Mumbai, Ấn Độ được phát hiện mắc chứng hoại tử vô mạch chỏm xương đùi (AVN), hay còn gọi là chết xương. Được biết, các bệnh nhân trên đều dưới 40 tuổi được điều trị tại Bệnh viện Hinduja ở Mumbai, họ được chẩn đoán mắc AVN hai tháng sau khi hồi phục Covid. Các bác sĩ lo ngại có thể có sự gia tăng các trường hợp như vậy trong những tháng tới.

Hoại tử vô mạch chỏm xương đùi (AVN) hay chết xương là gì?

Hoại tử vô mạch chỏm xương đùi (AVN) là tình trạng mô xương bị chết do thiếu máu. Nó còn được gọi là chứng hoại tử xương, có thể dẫn đến những vết gãy nhỏ trong xương và cuối cùng là sự sụp đổ của xương.

Theo các chuyên gia, tình trạng gãy xương hoặc trật khớp có thể làm gián đoạn lưu lượng máu đến một phần xương. Hoại tử vô mạch chỏm xương đùi cũng liên quan đến việc sử dụng thuốc steroid liều cao trong thời gian dài và uống quá nhiều rượu. Tình trạng này phổ biến nhất ở những người trong độ tuổi từ 30 đến 50.

Trong giai đoạn đầu, hầu hết mọi người không cảm thấy đau do hoạt tử vô mạch chỏm xương đùi, nhưng khi tiến triển, nó có thể ảnh hưởng đến khớp nếu và khi bạn đè nặng lên nó. Sau một thời gian, bạn sẽ cảm thấy cơn đau ngay cả khi đang nằm. AVN ảnh hưởng đến hông, háng, cổ, vai và đầu gối.

Có 19 bệnh nhân COVID-19 ở Mumbai, Ấn Độ được phát hiện mắc chứng hoại tử vô mạch chỏm xương đùi - (Ảnh: Inernet).

Tại sao nhiều bệnh nhân COVID-19 bị chết xương?

AVN hoặc chết xương có liên quan đến việc sử dụng steroid. Những người nhập viện điều trị do COVID-19 và được điều trị bằng steroid đang bị nhiễm AVN. Các bác sĩ đề nghị rằng những bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục nên chụp MRI nếu họ cảm thấy bất kỳ cơn đau nào gần vùng hông hoặc đùi.

Dịch COVID-19 đang bùng phát trở lại tại nhiều quốc gia trên thế giới như nga và Indonesia, đặc biệt do sự xuất hiện của biến thể Delta dễ lây lan.

Tại Việt Nam, dịch COVID-19 cũng đang bùng phát mạnh tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Các chuyên gia y tế vẫn khuyến cáo người dân nên thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn trong phòng chống dịch để ngăn ngừa virus lây lan. Người dân cũng nên tiêm chủng vaccine khi có cơ hội, đừng vì quá lo lắng phản ứng phụ sau tiêm mà bỏ qua cơ hội tiêm vaccine.

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/chet-xuong-la-gi-va-tai-sao-ngay-cang-co-nhieu-benh-nhan-nhiem-covid-19-mac-phai-bien-chung-nguy-hiem-nay-31346/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY