Loãng xương là bệnh mà cấu trúc xương tăng phần xốp, do giảm số lượng tổ chức xương. Bệnh loãng xương có hai nguyên nhận là lượng chất khoáng trong xương suy giảm và cấu trúc xương bị tổn hại. Thường khi bị loãng xương mọi người thường bổ sung canxi và vitamin D, nhưng liệu có cải thiện được tình trạng bệnh không? Tại sao dù đã uống vitamin D vẫn có nguy cơ loãng xương?
Mắc bệnh loãng xương khiến xương dễ bị gãy khi va chạm với một lực dù rất nhỏ, bệnh nặng xương có thể gãy tự nhiên không do chấn thương. Nguyên nhân loãng xương là do canxi cơ thể hấp thụ và vận chuyển vào hệ xương cần có đồng thời vitamin D và vitamin K2. Cơ chế Vitamin D giúp hấp thu canxi từ ruột vào máu, vitamin K2 tiếp tục vận chuyển canxi từ máu đến nơi cần là hệ xương. Bạn cần lưu ý, khi bổ sung canxi, vitamin D cần phải có vitamin K2 mới tăng mật độ xương, ngăn chặn mất xương do tuổi và ngăn ngừa bệnh loãng xương. Việc phối hợp phòng và điều trị loãng xương đúng cách mới mang lại hiệu quả như mong muốn.
Loãng xương là khi cấu trúc xương tăng hơn phần xốp |
Người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh loãng xương nhiều hơn do bị mất dần khoáng chất trong xương. Bắt đầu khoảng tuổi 35-40 quá trình thoái hóa sẽ diễn ra.
Để cải thiện tình trạng rất nhiều người được khuyên sử dụng Vitamin D, canxi hoặc kết hợp cả hai với liều dùng theo khuyến cáo chung cho người lớn là 600 IU (đơn vị quốc tế) hoặc 800 IU với những người trên 70 tuổi. Tuy nhiên, người uống vitamin D hơn 1.000 IU hàng ngày sẽ đối mặt với nguy cơ gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng, nhất là khi kết hợp với canxi. Vitamin D liều cao có liên quan đến việc tăng nguy cơ gãy xương, sỏi thận và một số loại ung thư.
Đối với phụ nữ sinh đẻ nhiều lần, thể hình thấp bé hơn, cần có chế độ dinh dưỡng giàu protid và canxi để bù đắp lại. Đó là nguyên nhân chủ đạo khiến phụ nữ có nguy cơ loãng xương cao hơn nam giới gấp 6-8 lần.
Đối với phụ nữ mãn kinh và nam giới mắc bệnh loãng xương không nên coi việc uống bổ sung vitamin D hoặc canxi là cách điều trị toàn diện để giảm nguy cơ gãy xương.
Loãng xương thường có biểu hiện đau nhức mỏi xương khớp |
Loãng xương thường diễn ra âm thầm. Nếu chú ý lắng nghe cơ thể, bạn có thể nhận thấy qua những biểu hiện sau đây: nhức mỏi lưng, tê tay chân, đau nhức các đầu xương, đau tăng về đêm, nghỉ ngơi không hết…
Vì vậy, để điều trị loãng xương hiệu quả, bên cạnh việc sử dụng các thuốc làm chậm quá trình hủy xương theo đơn của bác sĩ nếu có bạn nên bổ sung hàng ngày các nguyên liệu cần thiết để xây dựng khung xương, tăng mật độ xương cụ thể như sau:
- Cải thiện lối sống, tập thể dục đều đặn, đón ánh nắng mặt trời và điều chỉnh chế độ ăn có thể quan trọng hơn việc uống thực phẩm chức năng.
Cải thiện lối sống, tập luyện và đón ánh nắng mặt trời tốt hơn dùng thực phẩm chức năng |
- Nhằm đáp ứng đủ lượng vitamin D cần thiết bằng cách tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Những người lớn tuổi cũng có thể giảm nguy cơ gãy xương thông qua việc duy trì cân nặng phù hợp và tập các bài tập giúp cải thiện khả năng thăng bằng và phối hợp.
- Khi bạn cần thêm vitamin D hoặc canxi, hãy xem xét lại chế độ ăn trước tiên. Nếu chế độ dinh dưỡng thiếu canxi, photpho, magnesium, albumin dạng keo, acid amin, và các nguyên tố vi lượng bạn cần bổ sung ngay vào bữa ăn.
- Khi bạn suy giảm miễn dịch cũng góp phần gây chứng loãng xương vậy cần tăng cường khả năng miễn dịch của bản thân bằng nhiều biện pháp khác nhau.
Khi bạn có triệu chứng cảnh báo nguy cơ loãng xương, bạn cần nhanh chóng đến gặp các bác sĩ để được tư vấn kịp thời về các phương pháp điều trị cũng như chế độ ăn uống cần bổ sung các chất dinh dưỡng và tập luyện ra sao. Đừng quá lạm dụng vitamin D mà tiến hành điều trị tại nhà để gây ra các hậu quả khôn lường. Dù bạn có uống vitamin D vẫn có nguy cơ loãng xương, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ khi muốn sử dụng nhé.
Khuyên Vũ
Theo Tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: