Thời trang hôm nay

Thời trang là một khái niệm áp dụng cho một người thường mặc những bộ trang phục thịnh hành ở một thời điểm nào đó, nhưng khái niệm này lại thường là chỉ tới một sự biểu hiện cá nhân thông qua trang phục. ... Khái niệm thời trang thường được hiểu theo nghĩa tích cực, dùng để biểu tả vẻ đẹp, sự quyến rũ và phong cách.

Chỉ mất hơn 1 tháng để mua lại Tiffany Co nhưng LVMH (tập đoàn sở hữu Dior, Louis Vuitton) lại mất gần 2 thập kỷ để rồi chịu thua trước thương hiệu này

Đây cũng là một trong những phi vụ làm ăn tốn nhiều giấy mực của giới thời trang nhất.

Tháng 10 năm 2010, trong khi đang đạp xe ở vùng núi alps thuộc pháp, giám đốc điều hành của hermès lúc bấy giờ là patrick thomas nhận được cuộc điện thoại từ bernard arnault, chủ tịch tập đoàn lvmh (chủ sở hữu nhiều thương hiệu xa xỉ nổi tiếng như dior, louis vuitton, tiffany & co...) thông báo ngắn gọn rằng lvmh đã có 17% cổ phiếu của hermès. không ngoài dự đoán, tin này đã thổi bùng cơn giận dữ của patrick. theo vài nguồn tin, patrick đã đáp lại gọn lỏn rằng: "nếu ông muốn quyến rũ một người phụ nữ xinh đẹp thì chẳng hay ho gì khi vồ lấy cô ta từ phía sau cả."

Ngược lại năm 2001, ngành công nghiệp thời trang kháo nhau rằng Hermès chính là "con mồi" tiếp theo của vị chủ tịch có sở thích thu mua và sáp nhập các thương hiệu ông yêu thích khi hay tin LVMH đã mua lại 4,9% cổ phần của Hermès.

Nhìn lại các thương vụ trong quá khứ, ai nấy đều cho rằng sẽ chẳng mất quá 2 tuần để "sói già" Arnault thâu tóm được Hermès. Thế nhưng chẳng ai ngờ rằng một thương vụ ngỡ như đơn giản lại nhập nhằng trong gần 2 thập kỷ. Sự đối đầu giữa hai gã khổng lồ giới thời trang khiến cánh nhà báo phải tốn giấy mực trong một khoảng thời gian dài.

Là một công ty gia đình với bề dày lịch sử hơn 184 năm, trải qua 6 thế hệ, lần đầu niêm yết là vào năm 1993 nhưng Hermès vẫn muốn hoạt động độc lập thay vì phải ở dưới trướng một tập đoàn. Năm 2007, LVMH tiếp tục tích lũy cổ phần thông qua các công ty con và trung gian tài chính, với mỗi công ty con giữ cổ phần dưới 5%. Ở Pháp, các công ty được yêu cầu phải công bố nếu số cổ phần họ nắm giữ nhiều hơn 5% số vốn của công ty được mua nếu công ty đó đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, hoán đổi cổ phần được miễn khỏi luật này.

Ngày 23/10/2010, LVMH thông báo đã nắm giữ 14,2% cổ phần của Hermès và đến tháng 12 năm 2011, con số này đã nhảy vọt lên mức 22,6%. Trước tình hình đáng lo ngại này, Hermès đã thành lập một cấu trúc tập nắm giữ 50,2% cổ phần của Hermès và có quyền từ chối quyết định bán cổ phiếu của bất kỳ thành viên nào trong gia đình.

Tháng 9 năm 2012, tờ Women's Wear Daily cho biết Hermès kiện LVMH thâu tóm thương hiệu, đồng thời cáo buộc tập đoàn này tham gia vào các giao dịch nội gián và thao túng giá cổ phiếu. LVMH cũng phản hồi lại cáo buộc của Hermès bằng một đơn kiện cho rằng Hermès đã "hăm dọa, vu khống và có những hành động cạnh tranh thiếu công bằng".

Đỉnh điểm của vụ việc là khi cơ quan giám sát dịch vụ tài chính của Pháp (AMF) chính thức vào cuộc. Các nhà tài chính của AMF đã phát hiện LVMH bí mật mua cổ phần của Hermès với mục đích xây dựng cổ phần trong ngôi nhà của đối thủ chứ không đơn thuần để đầu tư tài chính như LVMH đã tuyên bố.

Sau một thời gian dài tranh chấp và giằng co, tháng 10 năm 2012, AMF tuyên bố đã tìm ra những bằng chứng sai phạm trong quá trình thâu tóm cổ phiếu của LVMH tại Hermès và đưa ra mức phạt là 10,4 triệu đô cho tập đoàn này vào tháng 7 năm 2013.

Đến tháng 12 năm 2014, LVMH chính thức phân phối 23% cổ phần của họ - tương đương 7,5 tỷ đô ở thời điểm đó - cho các cổ đông và các nhà đầu tư khác. Sau cùng, Hermès vẫn muốn duy trì hình thức kinh doanh gia đình nên đã cam kết nắm giữ số cổ phiếu là 50,2% (như đã đề cập ở trên) cho tới năm 2031 cho dù có chuyện gì xảy ra. Đến năm 2017, chủ tịch Arnault chính thức bỏ cuộc. Khi đó, ông và gia đình của ông chỉ nắm trong tay dưới 10% cổ phần của Hermès.

Dù hoạt động độc lập nhưng đến hiện tại, Hermès vẫn chứng minh được thành công vượt bậc. Trong khi đại dịch Covid 19 khiến nhiều thương hiệu lao đao, sụt giảm doanh thu thì lợi nhuận doanh thu vào cuối năm 2020 của Hermès tăng 16% với các khách hàng chủ yếu đến từ châu Á, khách hàng trung thành và bán trực tuyến.

Ngoài ra, giá trị vốn hoá thị trường của Hermès cũng tăng mạnh lên mức 78 tỷ euro trong năm 2020. Thương hiệu với 184 năm tuổi đời này tiếp tục giữ vững vị thế với phong cách lạnh lùng, kín đáo, tôn vinh giá trị truyền thống đặc trưng của mình cùng những chiếc túi và món đồ có giá trị thời gian bền bỉ, không bao giờ lỗi mốt - yếu tố được ưu tiên khi mua sắm trong tình cảnh hiện tại.

Nguồn tham khảo: The Fashion Law

Ảnh: Sưu tầm

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/chi-mat-hon-1-thang-de-mua-lai-tiffany-co-nhung-lvmh-tap-doan-so-huu-dior-louis-vuitton-lai-mat-gan-2-thap-ky-de-roi-chiu-thua-truoc-thuong-hieu-nay-20210722132647948.chn)
Từ khóa: tập đoàn LVMH

Chủ đề liên quan:

tập đoàn LVMH

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY